Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Làm những điều này để có giấc ngủ ngon và làn da đẹp

Giấc ngủ là hoạt động sinh lý quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và sức khỏe hồi phục, duy trì trạng thái phấn chấn. Chất lượng của giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng sống của chúng ta. Ngủ ngon, ngủ đủ giấc tạo điều kiện để cân bằng nội tiết, giúp quá trình tái tạo tế bào da diễn ra hiệu quả, ngăn ngừa nổi mụn, lão hóa sớm.

Để có làn da khỏe đẹp, ngoài việc chăm sóc da, ăn uống điều độ, giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, khung giờ từ 2 đến 4 giờ sáng là thời điểm quá trình tái tạo tế bào da đạt đỉnh điểm. Lúc này, tốc độ tái tạo da cao gấp ba lần so với ban ngày. Vì vậy, việc ngủ ngon, ngủ sâu giấc hỗ trợ rất nhiều cho cơ thể để hoàn thành quá trình này hiệu quả. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể tham khảo những mẹo sau đây.

giac-ngu-rat-quan-trong-voi-su-tai-tao-lam-moi-cua-lan-da-1684209690.jpgGiấc ngủ rất quan trọng với sự tái tạo, làm mới của làn da. Nguồn ảnh: Internet

1. Tắt nguồn ánh sáng xanh 1-2 giờ trước khi ngủ

Giấc ngủ là hoạt động sinh lý quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và sức khỏe hồi phục, duy trì trạng thái phấn chấn. Chất lượng của giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng sống của chúng ta. Ngủ ngon, ngủ sâu giúp tâm trạng tốt hơn, suy nghĩ minh mẫn hơn, quyết định sáng suốt hơn. Không quá khó để có giấc ngủ ngon nếu bạn thực hành những mẹo nhỏ trong bài viết này.

2. Không uống cà phê sau 2 giờ chiều

Ánh sáng xanh mà các thiết bị điện tử phát ra đã được chứng minh sẽ làm gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, khiến cho đầu óc của bạn duy trì trạng thái tỉnh táo và ngăn cản giấc ngủ tìm đến. Vì vậy, để ngủ ngon, hãy tắt các thiết bị điện tử 1-2 tiếng trước giờ ngủ. Nếu bạn có thói quen đọc sách trước khi ngủ thì hãy chọn sách giấy thay vì iPad hoặc Kindle. Khi bạn đọc sách trên màn hình, bạn sẽ khó ngủ hơn và mức độ hormone melatonin (*) sản sinh ra sẽ thấp hơn, khiến cho giấc ngủ không sâu và bạn có thể thấy thiếu tỉnh táo khi thức dậy.

3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Nhiều người chúng ta thường uống cà phê vào đầu buổi chiều để tỉnh táo hơn, tập trung hơn mà giải quyết khối lượng công việc còn lại trong ngày. Tuy nhiên, đừng nên làm điều này nếu bạn muốn lên giường vào tầm 9 – 10 giờ tối. Uống cà phê muộn, đến tối lượng caffeine vẫn còn luân chuyển trong cơ thể, khiến bạn “tỉnh như sáo”, đầu óc không thể thư giãn mà mời giấc ngủ đến được.

4. Ăn no vừa phải

Quá đói hay quá no đều khiến bạn khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Tốt nhất nên ăn tối cách giờ đi ngủ tối thiểu 2-3 tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thiết lập thói quen ngủ sớm giúp hạn chế đói đêm, tránh sa đà vào các món ăn khuya kém lành mạnh.

5.Ánh sáng

Thói quen tắt hết đèn khi ngủ giúp cơ thể tiết melatonin, nhờ đó dễ ngủ, ngủ ngon hơn. Khi ngủ sâu giấc, cơ thể mới có đủ điều kiện để trao đổi chất, tái tạo, sửa chữa tế bào tổn thương, nhờ đó kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Ngoài ánh sáng đèn điện, ánh sáng từ các thiết bị điện tử cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, vì vậy bạn nên dần bỏ thói quen lướt điện thoại, ipad... trước khi ngủ.

6. Thư giãn

Thiền định, nghe nhạc nhẹ, đọc sách, massage cơ thể... đều là những "nghi thức" tốt cho sức khỏe tinh thần đồng thời giúp bạn thả lỏng cơ thể, đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

7. Tránh đi ngủ ngay khi chưa làm sạch da

Nếu da chưa được làm sạch, không chỉ khiến làn da bị bẩn để qua đêm sẽ gây ra tình trạng bít tắc, viêm nhiễm, mụn… mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ do bị ngứa ngáy. Vì thế hãy làm sạch da cuối ngày, trước khi đi ngủ để da được thông thoáng – giấc ngủ hiệu quả hơn. Da được chăm sóc tốt cũng là điều kiện để những tổn thương được phục hồi hiệu quả, ngày càng cải thiện tốt hơn./.

Vì sao giấc ngủ làm ảnh hưởng đến làn da?

Trong 24 giờ, con người cần phải ngủ đủ 8 giờ (với người trưởng thành, trẻ em và trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều hơn). Ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo và tự sửa chữa mọi vấn đề có thể gặp.

Đối với làn da, khi ngủ lưu lượng máu trên da tăng lên, giúp tái tạo collagen và sửa chữa các tổn thương do ban ngày tiếp xúc với tia cực tím. Ban đêm, là lúc làn da tái tạo mạnh mẽ, tự sửa chữa, tạo ra các tế bào da mới giúp làn da tươi trẻ, làm giảm nếp nhăn, quầng thâm.

Các tế bào da tái tạo nhanh đạt đỉnh điểm vào khoảng 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Nếu thiếu ngủ hoặc ngủ không đúng thời điểm da tái tạo mạnh nhất sẽ ức chế quá trình sửa chữa tế bào diễn ra ở mức tối ưu, từ đó ảnh hưởng đến làn da.

Chất lượng ngủ mỗi đêm cũng ảnh hưởng rất lớn đến làn da. Nếu ngủ đủ 8 tiếng, nhưng giấc ngủ không sâu hoặc ngủ quá muộn (sau 23 giờ) cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo của tế bào da. Khi ngủ sâu giấc, cơ thể sản xuất ra hormone tăng trưởng, kích thích tổng hợp collagen, giúp kích thích sự phát triển, sinh sản tế bào và tái tạo tế bào. 

Một giấc ngủ kém chất lượng sẽ ức chế sự sản xuất hormone tăng trưởng, sản xuất collagen bị giảm, khiến da mất đi độ săn chắc và hình thành các nếp nhăn.

Ngoài ra, khi ngủ không đủ còn cơ thể rơi vào trạng thái stress, khiến da sản xuất nhiều bã nhờn, có thể gây viêm, mụn trứng cá…