Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Những cách làm giảm đau nhức răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cơn đau răng có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng đều chia sẻ những điểm chung là những cơn đau, ê buốt khiến người bệnh vô cùng khó chịu và bực bội. Nếu bất chợt bạn bị nhức răng và chưa có lịch hẹn trước với nha sĩ, bạn có thể tham khảo những cách trị nhức răng tại nhà hiệu quả bên dưới nhé.

Đau nhức răng là triệu chứng khá thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và là cơn ác mộng của nhiều người. Theo thống kê mới nhất, có đến 3 tỷ người trên toàn thế giới gặp phải vấn đề về răng miệng, số lượng không ngừng tăng lên hàng năm và đau nhức răng là triệu chứng điển hình nhất. Nguyên nhân gây đau nhức răng rất đa dạng như: sâu răng, viêm nướu, mọc răng khôn,...

nhuc-rang-1684138484.jpgCần đi khám nha sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị nhức răng, Ảnh: Internet

Đặc biệt nếu đau nhức răng kéo dài do sâu răng, nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị có thể khiến răng sâu lan rộng. Đến khi hậu quả nặng nề, răng sâu và hỏng nhiều bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng và dùng răng thay thế. Bên cạnh đó, những cơn đau nhức răng xảy ra thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống. Nếu đau nhức răng liên tục và quá lâu có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, do vậy không nên chủ quan nếu gặp phải tình trạng này.

Nếu cơn đau răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày, bạn nên tìm gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để tiếp nhận điều trị. Tuy nhiên, trước đó, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp trị đau răng tại nhà đơn giản dưới đây để tạm thời ức chế cơn đau khó chịu này.

1. Chườm lạnh hoặc chườm đá

Thông thường, chườm lạnh là cách trị đau răng tại nhà phổ biến nhất. Thêm vào đó, biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu.

2-1684138581.jpgNhiều người lựa chọn chườm lạnh là cách giảm đau hiệu quả, Ảnh: Internet

Cơ chế hoạt động của phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp này là hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng. Từ đó, cơn đau sẽ “tê liệt” một phần, dẫn đến tình trạng giảm sưng và viêm.

Nếu má bạn bị sưng, một túi chườm nước đá áp lên ngay khu vực sưng có thể làm thuyên giảm tình trạng này. Hiện tượng sưng má cũng có nguy cơ biểu hiện bạn đang bị áp xe răng hay bên trong răng mưng mủ. Điều này sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng đến hàm và các răng khác. Ngoài sưng nướu và sưng má, bạn cũng có khả năng phát sốt.

2. Súc miệng bằng nước muối

3-1684138636.jpegVệ sinh răng miêng bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các cơn đau răng hiệu quả, Ảnh: Internet

Sử dụng nước muối ấm để súc miệng sẽ giúp bạn loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng cũng như các kẽ răng. Đồng thời, nước muối còn có thể hạn chế cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách:

  • Làm giảm sưng
  • Tăng cường khả năng chữa lành của cơ thể
  • Giảm đau họng

Theo các chuyên gia, để thực hiện biện pháp này đúng cách, bạn cần ngậm và súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Thêm vào đó, dung dịch nước muối sinh lý là lựa chọn tốt nhất cho những người đang cần “tiệt trùng” khoang miệng của mình.

Bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở các tiệm thuốc trên toàn quốc. Mặt khác, bạn cũng có thể tự pha dung dịch nước muối tại nhà bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm.

3. Dùng hành tây chữa nhức răng hiệu quả

Trong hành tây có chứa chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và từ đó giảm viêm, giảm đau nhức răng hiệu quả. Đặc biệt trong các trường hợp nhức răng do viêm ở răng và nướu, dùng hành tây có tác dụng ngăn ngừa, giảm chảy máu nhanh chóng để người bệnh đi khám nha sĩ sớm nhất.

Dùng hành tây là nguyên liệu có sẵn tại nhà để chữa nhức răng như sau:

  • Thái lát hành lớn để sử dụng và bảo quản dùng nhiều lần.

  • Nhai một lát hành lớn tập trung ở vùng bị đau nhức răng cho đến khi không còn mùi tanh nồng của hành.

  • Tiếp tục nhai những lát hành khác cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần. Nếu đau nhức răng không thể thai được, bạn có thể ép lấy nước và thoa trực tiếp lên vùng răng đau.

4. Chữa nhức răng bằng đinh hương

Đinh hương là một loại gia vị phổ biến, đặc biệt nổi tiếng ở Indonesia  với hoạt chất Eugenol có tác dụng gây tê, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Do đó, với bệnh nhân bị đau, nhức răng, viêm răng có thể áp dụng cách này để gây tê tạm thời, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.

Do đó, loại gia vị này được các chuyên gia khuyên nên sử dụng khi bị đau nhức răng bất chợt. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vẫn không thể chữa trị triệt để cơn đau, vẫn cần đi khám và điều trị để tránh biến chứng nặng sau này. 

5. Dùng thuốc giảm đau

Khi bị đau răng và cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau an toàn như Tylenol hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng cắt giảm cơn đau tạm thời chứ không khắc phục triệt để được nguyên nhân khiến bạn bị đau răng.

Do đó, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau nhiều mà cần tìm đến các bác sĩ nha khoa. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám cẩn thận để tìm ra nguyên nhân đau răng, được nghe những lời khuyên hữu ích và được bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị thích hợp.

Khi nào nên đi khám nhức răng với bác sĩ?

Nhiều người cho rằng đau nhức răng là triệu chứng phổ biến thường gặp, nguyên nhân cũng rất đa dạng nên hầu hết tự điều trị bằng thuốc mua ngoài. Một số khác tìm đến các bài thuốc, mẹo dân gian để giảm đau, nhanh hồi phục.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, cách trị nhức răng chỉ giảm đau tạm thời, người bệnh vẫn nên đi khám để tìm nguyên nhân chính xác và điều trị triệt để. Không nên kéo dài vì viêm sâu răng có thể tiến triển nặng hơn gây nhiều đau đớn và khó điều trị. 

Khi có các dấu hiệu sau, bạn nên đi khám hoặc tái khám để kiểm tra chính nguyên nhân gây đau nhức răng để điều trị triệt để. 

  • Bị đau nhức răng kéo dài trên 2 - 4 tuần.

  • Đau răng nghiêm trọng, mủ sưng lớn gây lệch cấu trúc mặt.

  • Nhức răng ở răng sâu hoặc răng đã có tiền sử bị sâu răng nhưng chưa xử lý.

  • Nhức răng không thuyên giảm mà có xu hướng nghiêm trọng hơn khi áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà.