Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Về cung An Định xứ Huế khám phá "một thời vàng son" của triều Nguyễn

Bên bờ sông An Cựu thơ mộng có một công trình mang đậm dấu ấn lịch sử mà những ai yêu thích tìm hiểu về văn hóa triều Nguyễn không thể bỏ qua, đó chính là cung An Định - một viên ngọc trăm tuổi giữa lòng xứ Huế.

Tọa lạc tại số 97 đường Phan Đình Phùng, TP Huế, cung An Định được nhiều người biết đến là công trình diễm lệ gắn liền với các vị vua cuối triều Nguyễn như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và hoàng tử Bảo Long. Đồng thời nơi đây cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Theo tìm hiểu, ban đầu cung An Định có tên gọi là phủ An Định - phủ gỗ nằm bên bờ sông An Cựu do vua Đồng Khánh ban cho thái tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (sau là vua Khải Định) làm cung riêng sinh sống vào năm 1902. Đến năm 1917, sau khi đăng cơ, vua Khải Định bắt đầu cho cải tạo lại phủ thành một tòa lâu đài cổ kính và tráng lệ nhất Việt Nam lúc bấy giờ với cái tên cung An Định. Năm 1922, cung An Định được truyền lại cho hoàng tử Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này).

Toàn bộ công trình được xây dựng với diện tích hơn 23.000m2, quay mặt hướng Nam phía bờ sông An Cựu. Trước đây, cung có khoảng 10 công trình lớn nhỏ như: bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, hồ nước… Nhưng do sự tàn phá của chiến tranh và dòng thời gian nên hiện cung chỉ còn lại ba công trình khá nguyên vẹn là cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

a363b144-dcde-4c25-9571-7f2e14e224a0-1709138070.jpeg
 Cung An Định là một công trình bề thế được khởi công và hoàn thành sớm nhất. Mở đầu cho thời kỳ lịch sử mỹ thuật Huế tiếp xúc và chịu ảnh hưởng phương Tây, Cung An Định mang nét đặc sắc riêng khi kết hợp một cách hài hoà giữa hệ đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, bát bửu, hoa văn cách điệu với các trang trí cột theo phong cách Roman, bắc đẩu bội tinh hay các thiên thần..
haiz2332-optimized-1709133667.jpg
Đến gần với cổng chính của cung nằm trên đường Phan Đình Phùng, ta sẽ thấy cổng được xây dựng theo lối tam quan gồm hai tầng với điểm nhấn là họa tiết đắp nổi bằng sành sứ, thủy tinh rất công phu. Đến dòng chữ Hán ghi tên cung và các câu đối ở cổng cũng đều được ghép bằng các mảnh sứ màu.
haiz2331-optimized-1709133873.jpg
Phần đỉnh mái cổng chính có gắn biểu tượng một viên trân châu lớn kết hợp với những họa tiết mang đậm nét văn hóa phương Đông như rồng, phượng, hổ được điêu khắc rất tỉ mỉ. Ngay trên vòm cổng đắp nổi ba chữ “Cung An Định”. Ngoài ra có những cặp trụ giả được đắp nổi theo phong cách Roman.
3-1709135546.jpg
Bước qua cổng chính, du khách sẽ bắt gặp công trình đình Trung Lập nằm giữa sân ở dạng hình bát giác, mái dạng cổ lầu với hai lớp. Lớp mái dưới có tám cạnh, lớp trên bốn cạnh.
haiz2248-1-optimized-1-1709135471.jpg
Chưa kể, phần đỉnh của đình còn được tạo hình rất ấn tượng với họa tiết 12 con rồng hướng về bốn phương tám hướng. Điểm nhấn của đình Trung Lập còn nằm ở bức tượng đồng vua Khải Định với kích thước như người thật được đúc từ năm 1920 nằm ngay giữa đình.
1-1709134056.jpg
Đáng chú ý, lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trùng Lập chính là "linh hồn" làm nên cung An Định. Chữ Khải Tường cũng là do vua Khải Định đặt với ý nghĩa là nơi khởi phát điềm lành.
2-1709137603.jpg
Toàn bộ mặt trước của Lầu Khải Tường được trang trí công phu, tỉ mỉ theo lối kiến trúc Roman cận đại (bắc đẩu bội tinh, thiên thần…) xen lẫn các họa tiết cung đình phương Đông truyền thống (rồng, phượng, bát bửu, hoa văn cách điệu…). 
z5202011065074-89e4c0376032a1a5986278a323261aa7-1709138391.jpg
Lầu Khải Tường có tổng cộng 3 tầng lầu được xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, trên nền diện tích 745m2. Đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với nhiều bức tranh tường có giá trị nghệ thuật cao. 
z5201956005427-08cc2f12632411a50ae1fec1980054dd-1709136473.jpg
Bên trong Lầu Khải Tường có tổng cộng 22 phòng lớn nhỏ. Trong đó, tầng 1 có bảy phòng được trang trí vô cùng diễm lệ, tầng 2 gồm tám phòng là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của gia quyến vua, tầng 3 có bảy phòng là nơi ở cũ của đức Từ Cung thái hậu và nơi thờ tự.
z5201959402194-b9fac86f9f39a0d66a448c22d974b3bf-1709136514.jpg
Tiến vào sảnh chính, du khách phải trầm trồ bởi các hoạ tiết xung quanh đều được dát vàng, đồng thời ở chính giữa sảnh là bức tượng đồng của hoàng tử Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại sau này, cũng là vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
haiz2271-optimized-1709136605.jpg
Chưa kể, tại sảnh chính cũng là nơi có những điều bí ẩn chưa tìm ra được lời giải đáp, trong số đó phải kể đến sáu bức tranh trên tường chưa rõ danh tính tác giả là ai. Đây cũng sáu bức lăng tẩm các vị vua nhà Nguyễn theo từng thời kỳ: từ lăng vị vua đầu tiên Gia Long, đến lăng vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, vua Tự Đức, vua Đồng Khánh và chính lăng vua Khải Định.
4-1709137426.jpg
Qua thời gian những bức tranh này đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng sau này các chuyên gia Đức đã phục chế lại nguyên bản các sản phẩm từng là kiệt tác nghệ thuật tranh tường Việt Nam đầu thế kỷ 20.
6-1709137461.jpg
Cận cảnh họa tiết hoa văn được các chuyên gia phục dựng dần dần.
haiz2274-optimized-1709137719.jpg
Sau khi đã mãi mê ngắm nhìn từng bức tranh nghệ thuật bên ngoài đại sảnh, du khách có thể tiến vào chiêm ngưỡng căn phòng khách của vua mang đậm phong cách châu Âu.
haiz2275-optimized-1709136862.jpg
Phòng ăn lộng lẫy nằm đối diện với phòng khách thông qua đại sảnh, nơi từng xuất hiện trong MV ""Không thể cùng nhau suốt kiếp" của ca sĩ Hòa Minzy.
haiz2283-optimized-optimized-1709137058.jpg
Cuối đại sảnh là cầu thang dẫn lên tầng hai. Từ trụ đỡ, tay vịn cầu thang đến các họa tiết hoa văn đều nhuốm màu thời gian, mang lại cảm giác xưa hoài niệm. 
haiz2309-optimized-optimized-1709137276.jpg
Trước đây, tầng hai vốn là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi, nhưng nay đã trở thành không gian lưu trữ thông tin và trưng bày các hiện vật đã được hai vị vua sử dụng tại cung.
8-1709137495.jpg
Phía sau lầu Khải Tường đã có công trình nhà hát Cửu Tư Đài với diện tích 1.150m2, gồm hai tầng với sức chứa 500 người. Đây là nơi diễn tuồng, cải lương cho hoàng gia dưới thời vua Bảo Đại, nhưng đáng tiếc, Nhà hát đã bị phá hủy năm 1947, chỉ còn lại nền móng là bãi cỏ lớn phía sau lầu Khải Tường như ngày nay.
Bài: Anh Thư - Ảnh: Alexio_rtw