Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

TPHCM lần đầu tiên tổ chức “Lễ hội Sâm và Hương liệu, Dược liệu quốc tế 2024” với nhiều hoạt động nổi bật

Tối 24/5, "Lễ hội sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024" đã được khai mạc. Ngay khi mở cửa, rất đông người dân và du khách đến tham quan, mua sắm và tìm hiểu về các sản phẩm được trưng bày ở sự kiện.

Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách quốc tế. Trong đó có 13 đoàn khách quốc tế, hơn 150 doanh nghiệp trong nước và quốc tế hoạt động lĩnh vực sâm và hương liệu, dược liệu.

4-1716559656028368194567-1716569327.jpeg
Toàn cảnh không gian sự kiện gồm nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm về sâm và hương dược liệu ở lễ hội.

Lễ hội diễn ra từ ngày 24 - 26/5, tại trục đường Lê Lợi (Quận 1), sự kiện do Sở Ngoại vụ TP.HCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM tổ chức. Đây là lễ hội quốc tế về sâm và hương liệu, dược liệu lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường giao lưu, quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

z5473251908976-59ab0f707cafe9c4de5c4617fd971f69-1716570910.jpg
Một số sản phẩm hỗ trợ sức khỏe được trưng bày tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, Dược liệu Quốc tế TP.HCM 2024

Lễ hội có sự tham gia của các địa phương Quảng Nam, Kon tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên với việc bố trí các mặt hàng, trưng bày các sản vật địa phương, có sự tham gia của các doanh nghiệp quốc tế đến từ các nước Canada, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật bản, Ấn Độ và một số quốc gia Đông Nam Á có sản phẩm sâm và hương liệu, dược liệu.

z5472266800522-6ae3e6515cff0dddda56d6409829c7e7-1716569285.jpg
z5472266810905-7a4ec372575e830b6328412f321668fa-1716569285.jpg
Khách tham quan nhiều gian hàng ở Lễ hội sâm quốc tế.

Trong khuôn khổ Lễ hội có hội thảo "Sâm và Hương liệu, Dược liệu Quốc tế TP.HCM 2024" đã diễn ra gồm 2 phiên: (1) Ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình trồng, sản xuất, chế biến, bảo quản Sâm và hương liệu, dược liệu tại Việt Nam; (2) Định hướng phát triển bền vững và hợp tác quốc tế ngành công nghiệp Sâm và hương liệu, dược liệu tại Việt Nam. Bên cạnh những gian hàng trưng bày sản phẩm về sâm và hương dược liệu, còn có hoạt động trải nghiệm thực cảnh hình ảnh đặc sắc của rừng sâm Ngọc Linh K5 với vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ của rừng già được tái hiện đầy sức sống giữa lòng TP.HCM.

Du khách tham quan có dịp khám phá một phần vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ của rừng già, đồng thời hiểu thêm về cây sâm quý hiếm của Việt Nam cũng như quy trình bảo vệ và phát triển loài dược liệu quý này giữa núi rừng Ngọc Linh.

screenshot-2024-05-24-231025-1716569396.png
screenshot-2024-05-24-231058-1716569396.png
Khung cảnh tái hiện lại khu rừng gia, môi trường sống của sâm ở núi Ngọc Linh Kom Tum.

Sâm Ngọc Linh K5 được trồng hoàn toàn tự nhiên dưới tán rừng già, sâm Ngọc Linh K5 có những đặc điểm khác biệt cốt lõi so với các loại khác trên thị trường là sâm chỉ được thu hoạch khi đã đạt tối thiểu 10 năm tuổi. Rừng sâm K5 là nơi cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên tuyệt đối, không hề dùng hóa chất hay bất kỳ phương pháp nhân tạo nào, được ban tổ chức tái hiện một cách chân thực ở TP.HCM về môi trường sống của loại sâm quý này.

screenshot-2024-05-24-231046-1716569396.png
screenshot-2024-05-24-231105-1716569396.png

Việt Nam được biết đến như một nền kinh tế đang phát triển với nhiều nét đặc trưng về văn hóa, trong đó ngành sâm và hương liệu, dược liệu là một trong những ngành thế mạnh. Các sản phẩm này đã và đang được xuất khẩu sang các nước trên thế giới và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước.

18-7011-1716569155.jpg
Cận cảnh củ sâm Ngọc Linh.
20-5717-1716569155.jpg
Hoa của cây sâm Ngọc Linh.

Ở Việt Nam có hơn 7.500ha trồng sâm, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai… Trong đó, 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam theo quy hoạch của Chính phủ bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 vừa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định phê duyệt ngày 1/6/2023, với các mục tiêu: bảo tồn nguồn gen sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng; mở rộng diện tích trồng sâm Việt Nam; tăng sản lượng sản xuất sâm Việt Nam đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đầu tư, xây dựng các cơ sở sơ chế và chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Việt Nam gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi... Việt Nam sẽ phấn đấu nâng diện tích trồng sâm đạt khoảng 21.000ha, 100% diện tích trồng được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.

438101346-10161475684474106-2119246738321002180-n-1716570591.jpg

Hiện sản lượng khai thác Sâm Việt Nam từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn/năm (diện tích khai thác khoảng 1.000 ha/năm), đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP - WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái) hoặc tương đương.

Ước tính tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 khoảng 230 tỷ USD và dự kiến có thể đạt 430 tỉ USD vào năm 2028.

Hải Hà