Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Công dụng bất ngờ của lá lốt mà có thể bạn chưa biết

Lá lốt còn có tên tất bát, có vị cay thơm, tính ấm. Lá lốt có tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt, xương khớp. Nhưng việc sử dụng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu quá lạm dụng.Cùng tìm hiểu thật kĩ trước khi dùng các bài thuốc có chứa nguyên liệu này.

la-lot-1681814869.jpgẢnh minh họa, (Nguồn ảnh: Internet)

Công dụng của lá lốt

Cây lá lốt có tên gọi khoa học là Piper sarmentosum. Cây lá lốt là một loại cây thuộc loại cây mềm, sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi râm mát có ánh nắng trực tiếp. Lá lốt rất dễ sinh trưởng mạnh mẽ ở những nơi ẩm ướt, dọc bờ nước. Lá lốt có thể sử dụng khi còn tươi hoặc phơi/ sấy khô.

Lá lốt thường được con người sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như: các món canh, nướng, xào, rán,... Ngoài là thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Theo y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay và tính ấm vì thế giúp chữa được nhiều bệnh như:

  • Điều trị giảm đau. Bộ phận cành và cây lá lốt cũng có tác dụng chữa đau răng, say nắng, giải độc.
  • Điều trị chứng chân tay lạnh. Đối với người hay bị đổ mồ hôi tay, chân thì dùng lá lốt nấu nước ngâm rất tốt để cải thiện.
  • Điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu,...

Lá lốt chữa bệnh gì?

Lá lốt có nhiều công dụng và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau như: Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: Chuẩn bị 50g rễ lá lốt tươi, 50g rễ bưởi bung, 50g rễ cây vòi voi, 50g rễ cỏ xước. Đem tất cả đi sao vàng, sắc lấy nước uống, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Chuẩn bị 12g lá lốt, 12g rễ cà gai leo, 12g rễ mỏ quạ, 12g rễ gai tầm xoọng, 12g lá đa lông, 12g mã đề. Đem tất cả sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn:

Chuẩn bị 50g lá lốt, 50g lá khế, 50g lá đậu ván trắng. Giã nát tất cả, thêm một ít nước, ép gạn lấy nước cho uống ngay trong khi chờ chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.

Chữa ra nhiều mồ hôi tay chân: 

Lấy 30g lá lốt tươi, rửa sạch rôi để ráo. Sau đó cho vào 1 lít nước, đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi nhớ thêm ít muối. Sau đó đổ ra chậu dùng ngâm tay, chân thường xuyên trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. 

Chữa tổ đỉa ở bàn tay: 

Lấy một nắm lá lốt, đem rửa sạch rồi giã nát, chắt lấy phần nước cốt, uống hết một lần. Riêng phần bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng bị tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.

Đau bụng do lạnh:

Lấy lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước, giữ còn 100ml. Uống khi thuốc còn ấm và nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

Viêm tinh hoàn:

Lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày

Trên đây là những công dụng chữa bệnh từ lá lốt, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng theo để có được sự cải thiện tốt về mặt sức khỏe.

Người dùng chỉ nên dùng một lượng vừa phải, thông thường trung bình chỉ nên dùng từ 50 đến 100g. Vì nếu dùng nhiều có thể gây ra những phản ứng phụ làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải…

Bệnh nhân đang mắc bệnh táo bón, nhiệt miệng, nóng bức trong người…