Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Có một “chợ nổi miền Tây” tại TP.HCM qua ống kính của chàng travel blogger Nguyễn Kỳ Anh

Hình ảnh những chiếc ghe neo đậu dọc bờ kênh Tẻ tại đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP. HCM qua ống kính của Nguyễn Kỳ Anh vừa thân thương, quen thuộc vừa gợi nhớ nét văn hóa chợ nổi miền sông nước Tây Nam Bộ.

1-1698032163.jpg

Những chiếc ghe neo đậu dọc bờ kênh Tẻ chở đủ loại trái cây miệt vườn đã biến nơi đây thành khu giao thương độc đáo mang đậm văn hóa chợ nổi miền Tây giữa lòng Sài Gòn.

Chàng travel blogger Nguyễn Kỳ Anh đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Anh từng thu hút nhiều sự quan tâm với dự án “Sài Gòn Moments” - dự án ghi lại những hình ảnh bình dị, hay khoảnh khắc đầy cảm xúc về các mảnh đời khó khăn. Mới đây, Nguyễn Kỳ Anh lại tiếp tục gây ấn tượng với bộ ảnh những chiếc ghe neo đậu dọc bờ kênh Tẻ (đường Trần Xuân Soạn, quận 7). 

Chợ nổi kênh Tẻ là một trong những nơi buôn bán trái cây lớn nhất tại TP.HCM và hiện trở thành khu giao thương độc đáo mang đậm văn hóa miền Tây giữa lòng thành phố. Hình ảnh những chiếc thuyền ghe xuôi ngược, chở đầy trái cây từ miền Tây đến bờ kênh Tẻ để buôn bán cùng nhiều lời rao, tiếng trao đổi "trả giá" của khách mua tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp, bận rộn. 

avatar-1698031893.jpg
Hình ảnh con người cùng nhịp sống tại chợ kênh Tẻ qua ống kính của Nguyễn Kỳ Anh đều trở nên bình dị và thân thuộc.

Nói về cảm hứng làm nên bộ ảnh độc đáo này, Kỳ Anh chia sẻ rằng sau một ngày khi trên đường đi làm về anh vô tình thấy được hình ảnh của những chiếc ghe xuồng tấp nập. Khung cảnh gợi lên nhiều cảm xúc khiến cho anh cảm thấy nhớ nhà, nhớ quê hương miền sông nước của mình... và rồi muốn ghi lại cảm xúc ấy bằng những bức ảnh. Được biết để có được bộ ảnh này, Nguyễn Kỳ Anh đã phải bắt đầu chụp từ lúc sáng sớm. 

Cùng VietnamTravel ngắm nhìn hình ảnh một chợ nổi miền sông nước tại TP.HCM bình dị, thân quen qua ống kính của Nguyễn Kỳ Anh nhé!

1111-1698032406.jpg
Ngày đêm thuyền ghe xuôi ngược trên dòng kênh mang hoa quả từ miền Tây về TP.HCM.
2-1698032920.jpg
Phút dừng chân nghỉ ngơi của người phụ nữ mưu sinh tại chợ nổi kênh Tẻ.
4-1698032921.jpg
Thuyền ghe ngoài để chở trái cây còn là nơi sinh sống nhiều thế hệ của các thương hồ nơi đây.
8-1698032921.jpg
Những mặt hàng được bán ra thường là các loại trái cây đặc sản quê nhà. Mùa nào quả ấy, nhiều nhất vẫn là các loại trái cây như dừa, chuối,...
9-1698032921.jpg
10-1698032921.jpg
Những người thương hồ tại đây phần lớn là dân miền Tây, đến từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu…
13-1698032679.jpg
14-1698032677.jpg
15-1698032677.jpg
Trong số những con thuyền neo đậu, không ít hộ dân đã gắn bó với cái ghe bám trụ tại đây hết cả nửa đời người. Bao nhiêu thế hệ cứ thế sinh sống, chen chúc và lớn lên trong một chiếc ghe chật hẹp, thiếu thốn đủ phần. Ngày nắng thì rát lưng, ngày mưa thì ướt vai nhưng với họ chiếc ghe đã trở thành tri kỷ, luôn gắn bó vui buồn cùng nhau.
16-1698032679.jpg
Chợ chỉ nhỏ thôi nhưng người bán người mua tấp nập, rôm rả chào mời đủ loại trái cây đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.
19-1698032678.jpg
20-1698032679.jpg
Vốn là những thương hồ, buôn bán khắp các chợ nổi miền Tây Nam bô, nên nhiều gia đình chọn cách sống lênh đênh, lấy ghe làm nhà ngược dòng từ miền Tây lên tới Sài Gòn để giao thương mong kiếm được chút tiền lời, trang trải cuộc sống.
21-1698032680.jpg
Bán hết hàng, thương lái cho ghe trở về tỉnh để tiếp tục thu mua trái cây từ nhà vườn rồi vận chuyển lên TP.HCM phân phối. Mỗi chuyến đi khoảng vài ngày đến một tuần. Ngay khi một chuyến cập bến tại chợ kênh Tẻ thì chuyến ghe khác lại luân phiên trở về.
22-1698032680.jpg
Ở đây, có hàng trăm tiểu thương, đa phần không có đất đai trồng trọt. Cuộc sống thương hồ lênh đênh, cả gia đình cùng sinh sống trên ghe.
24-1698032680.jpg
26-1698032679.jpg
Trên bờ nhịp sống đô thị hối hả thì dưới sông xuồng ghe cũng tấp nập chuyên chở bao nhiêu hoa trái miệt vườn về với người dân thành phố. Chợ nổi kênh Tẻ, "chợ nổi Sài Gòn" là những tên gọi mà người dân vẫn thường nói khi nhắc đến khu chợ đặc biệt này. 
Bài viết: Quang Huy - Ảnh: Nguyễn Kỳ Anh