Hành trình giới thiệu ẩm thực Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu từ lâu, nhưng chưa bao giờ lại quan trọng như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới ghi dấu ấn hình ảnh thương hiệu quốc gia rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế.

Ẩm thực Việt Nam: đa dạng, mang tính cộng đồng

Những mâm cơm ở Bắc - Trung - Nam của người Việt đều mang tính chia sẻ có phần ấm cúng, từ mâm cơm gia đình đến mâm yến tiệc.

an-gi-57-1671587877213780697461-1672490570998-16724905710731276980397-1740468320.jpg

Nói về điều này nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh - cựu Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu Âu và Bỉ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - chia sẻ: “Ẩm thực Việt Nam từ bao đời nay đã mang tính cộng đồng, tính chia sẻ sâu sắc. Muốn tiếp thị ẩm thực Việt Nam, chúng ta cần tiếp cận những người đầu bếp Việt dày dặn kinh nghiệm từ đó giúp chúng ta nhận ra được tính cộng đồng và tính địa phương trong từng món ăn. Ở các nước phương Tây, đất nước họ phát triển thì tính địa phương ít còn hiện hữu”.

319570932-921283432191113-2259716286913778818-n-6648-1740469094.jpeg
Mâm cỗ tiệc ở Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam vốn có nhiều màu sắc, đa dạng mùi, vị. Bên cạnh đó, câu chuyện văn hóa nổi bật đi kèm các món ăn nhờ lợi thế từ nền văn hoá đa dạng, đa vùng miền, đa dân tộc. Người Việt Nam tự hào bởi món ăn “xanh và lành”, cân bằng mùi vị và hài hòa về dinh dưỡng, nhiều rau xanh, ít chất béo, mỗi món lại có nước chấm riêng biệt theo vùng miền, giúp cân bằng âm dương, như ăn hột vịt lộn với rau răm, lòng heo kết hợp với rau húng lủi hay củ hành tây kết hợp món gỏi. 

befunky-collage-36-1740468691.jpg

Đặc biệt hơn nữa, ẩm thực Việt Nam có độ linh hoạt, là sự giao thoa giữa ẩm thực phương Đông và phương Tây, tạo nên các món ăn và cách thưởng thức đặc sắc gắn liền với phong cách sinh hoạt Việt mà thế giới dễ tiếp cận.

intercontinental-danang-sun-peninsula-resort-da-nang-1-1740468094.jpg
Travel Blogger Đinh Hằng.

Travel blogger Đinh Hằng tâm sự: “Tôi đã có 15 năm đi đến nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới, và ẩm thực luôn là niềm đam mê của tôi. Đó cũng là nội dung và khía cạnh khám phá tôi đưa rất nhiều vào các sản phẩm cá nhân. Tôi thấy một điều Việt Nam mình đã nói rất nhiều về câu chuyện mình sẽ mang cái gì ra quốc tế, nhưng tôi nghĩ mình nên nhìn vào câu chuyện khách quốc tế nghĩ gì về ẩm thực Việt Nam.

Nhiều bạn bè nước ngoài của tôi lần đầu đến Việt Nam thường sẽ thích đi ăn phở, tôi cũng giới thiệu thêm các món ăn khách như bún bò, bánh bột lọc, uống cà phê. Họ hoàn toàn hài lòng về các món ăn đó, và họ thắc mắc tại sao các món ăn đó lại không được nổi tiếng. Tôi nghĩ chính vì sự đa dạng nên khiến món ăn nước ta không có món nào "ngon nhất”, từ đó làm nên sự phong phú và giàu bản sắc văn hóa vùng miền”.

c9a7f7aa47ab465c8fdcaa86201e396e-17356135626561850736676-1740468221.webp
Gỏi cuốn. Ảnh: TasteAtlas

Quảng bá ẩm thực Việt qua nhiều chiều

Nói về việc quảng bá ẩm thực, ông Phạm Minh Toàn, chuyên gia truyền thông cho rằng nên đưa ẩm thực Việt Nam vào một phần của gói trải nghiệm với khách quốc tế khi tới Việt Nam, để tạo nên cảm xúc và tính kết nối du khách với ẩm thực. Từ đó có thể tạo ra những câu chuyện và ấn tượng sâu sắc hơn trong nhận thức của họ.

dfd4cc1b-a1a5-4204-bac3-7386816c7735-1740468442.png

Nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm cho rằng ở góc nhìn về văn hóa đại chúng, ẩm thực Việt Nam chưa được thể hiện nhiều trên phim ảnh – vốn là một kênh quảng bá hiệu quả ra thế giới. Ông hi vọng trong tương lai gần ẩm thực Việt Nam sẽ được giới thiệu hiệu quả hơn thông qua các kênh truyền thông đại chúng với thế giới. 

am-thuc-1-1740468588.jpg

Câu chuyện Việt Nam qua góc nhìn ẩm thực không chỉ là việc thưởng thức những món ăn mà còn là sự lắng nghe câu chuyện về con người, văn hóa và lịch sử. Mỗi món ăn đều mang theo một phần hồn của đất nước, tạo nên bức tranh ẩm thực đa dạng và phong phú, thu hút mọi người không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới.