Nhắc đến Đà Nẵng, người ta thường nghĩ ngay đến thành phố có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo. Người dân hiền hòa mến khách nhưng vẫn mang trong mình nét hoài cổ, truyền thống.
Khu phố An Đồn tiền thân là một làng chài với hầu hết dân làng làm nghề đi biển, theo sự phát triển đô thị thì công việc xưa ngày càng ít xuất hiện dần. Tuy nhiên, hình ảnh của mái nhà làng biển cùng ẩm thực địa phương hiện vẫn còn lưu giữ tại nơi đây, trong ấy nổi tiếng nhất là món bánh canh củi.
Bánh canh củi (vì được nấu bằng bếp củi) luôn là một trong những món ăn yêu thích không chỉ đối với người dân địa phương, thứ được họ ăn hằng ngày, bên cạnh đó nó còn khiến nhiều du khách "say mê" bởi hương vị hấp dẫn đặc biệt cùng giá thành hợp lý.
Món ăn này gắn liền với đời sống người dân làng chài bởi sau một chuyến đi đánh bắt, thả lưới cả đêm ngoài biển, mọi người sẽ lấy lại năng lượng cho ngày mới và làm ấm cho dạ dày bằng một tô bánh canh củi nóng hổi, thơm ngon.
Đối với các người dân địa phương quen thuộc, đa phần họ đều sử dụng hình thức tự phục vụ vì mỗi lần đến quán, những câu chuyện bông đùa, trao đổi của người dân được bàn luận rôm rả một góc phố. Không những vậy, dân địa phương khi ghé ăn đều sẽ vào bếp trò chuyện cùng bà chủ, đồng thời còn để trực tiếp quan sát các nguyện liệu, quá trình tô bánh canh củi của họ được tạo ra sẽ diễn ra như thế nào. Đây chính là nét độc đáo của món bánh canh củi tại mảnh đất Đà Nẵng.
Giữa nhịp sống hối hả, thành phố du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển mạnh mẽ thì những hàng quán lưu giữ tinh hoa ẩm thực truyền thống lại càng được yêu thích. Phong cách món ăn rất đời nhưng cũng ẩn chứa vô vàn các câu chuyện theo thời gian, năm tháng. Bánh canh củi, món ăn tưởng chừng như đơn giản nhưng đã được truyền qua nhiều thế hệ tại làng chài An Đồn, nuôi nấng đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhiều người dân địa phương nơi đây.
Nếu có dịp, du khác hãy ghé đến làng chài An Đồn (cách trung tâm thành phố khoảng 3km) để thưởng thức món ăn gắn bó với đời sống người dân miền biển chất phác, thật thà tại Đà Nẵng.