Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Nét đẹp văn hoá ngày giỗ Tổ nghề Đầu Bếp Việt Nam

Theo truyền thống văn hoá uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt Nam, các đầu bếp đã nô nức chuẩn bị hàng trăm món ăn kỳ công do họ tự sáng tạo và thực hiện để kính dâng Vua Hùng đời thứ 7 vào ngày 10/4 Âm lịch vừa qua.

Năm nay, vào ngày 10/4 Âm lịch, theo truyền thuyết là ngày giỗ của Hoàng tử Lang Liêu, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) đã tổ chức Lễ Dâng hương Tổ nghề Đầu bếp tại đình Dữu Lâu (Thành phố Việt Trì, Phú Thọ).

ban-sao-cua-dsc06460-compressed-1685414047.jpg

Tham dự Lễ Dâng hương có Lãnh đạo UBND TP Việt Trì, Sở VH,TT&DL tỉnh Phú Thọ, Hiêp hội Du lịch tỉnh Phú Thọ, UBND phường Dữu Lâu và hơn 100 đầu bếp của Liên Chi hội Đầu bếp Việt Nam và Chi hội Đầu bếp các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Hội Đầu bếp Hoàng Gia cùng hàng nghìn người dân trong vùng tham dự.

ban-sao-cua-dsc06348-compressed-1685415239.jpg

Các đầu bếp Việt Nam nô nức chuẩn bị hàng trăm món ăn kỳ công do họ tự sáng tạo và thực hiện để kính dâng Vua Hùng đời thứ 7 (Hùng Chiêu Vương), nguyên là Hoàng tử Lang Liêu, người đã sáng tạo ra Bánh Chưng, Bánh Dày, sản phẩm ẩm thực đã trở thành quốc hồn, quốc tuý của dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm qua. Ông đã được các thế hệ Đầu bếp Việt Nam suy tôn là Ông tổ nghề Đầu Bếp Việt Nam.

ban-sao-cua-dsc06464-compressed-1685415251.jpg

Theo truyền thống văn hoá uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, người dân Việt Nam khi sinh sống với một nghề nào đó, đều luôn nhớ đến và kính trọng người sáng tạo hoặc truyền thụ nghề đó cho dân. Họ tôn vinh người đó là Ông (Bà) tổ nghề và thường chọn ngày sinh (hoặc ngày mất) của người đó để tổ chức các sự kiện tôn vinh công đức của Ông (Bà) tổ nghề.

ban-sao-cua-dsc06304-compressed-1685414046.jpg

Đó là một truyền thống tốt đẹp, thể hiện người dân Việt Nam không chỉ ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, mà còn tạo cơ hội để kết nối, giao lưu, nâng cao lòng tự hào về nghề nghiệp, về sự đóng góp của mình cho sự phồn thịnh của đất nước.

dsc06281-compressed-1685414046.jpg

Với sự thành tâm và lòng biết ơn sâu sắc, các đầu bếp đã lựa chọn những nguyên liệu, thực phẩm tinh tuý nhất, cùng với sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo đã làm nên những món ăn đặc biệt, những mâm lễ đặc sắc như: bánh tôm, lợn quay, gà bay, cua biển, bánh chưng, bánh dày đất tổ, hoa quả đặc sản các Vùng, Miền để kính dâng Tổ nghề Đầu bếp Việt Nam.

dsc06362-compressed-1685415251.jpg

 

dsc06368-compressed-1685414048.jpg
ban-sao-cua-dsc06313-compressed-1685414046.jpg

Trong những sản phẩm truyền thống, Ẩm thực Việt Nam đang nổi lên như một nét độc đáo của Du lịch Việt Nam, góp phần to lớn thu hút khách du lịch đến Việt Nam; do vậy tôn vinh sản phẩm Ẩm thực, người dân Việt Nam nói chung và những nhà đầu bếp nói riêng luôn ghi nhớ công lao to lớn của người sáng tạo ra Bánh Chưng, Bánh Dày, món ăn đặc biệt mang bản sắc văn hóa Việt Nam và trường tồn cùng dân tộc hàng ngàn năm qua.

ban-sao-cua-dsc06327-compressed-1685415250.jpg

Nhân dịp này, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã trao đổi với đại diện Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, Thành phố Việt Trì và các cơ quan liên quan để tổ chức các hoạt động ẩm thực truyền thống, huy động sức mạnh của hệ thống các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam, đưa Ẩm thực Việt Nam trở thành một sản phẩm du lịch quan trọng và hấp dẫn hàng đầu trong khu vực, đưa đội ngũ Đầu bếp Việt Nam trở thành một lực lượng ưu tú, đi đầu trong sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam.

ban-sao-cua-dsc06365-compressed-1685414048.jpg
ban-sao-cua-dsc06367-compressed-1685414046.jpg
ban-sao-cua-dsc06360-compressed-1685415251.jpg

 

Ngọc Diệp