Khám phá Quảng Ngãi: Từ "vàng trắng" Lý Sơn đến đặc sản lưỡi long ở show truyền hình thực tế

Sau hành trình đầy ấn tượng tại Bản Liền (Lào Cai), "Gia đình Haha – Những ngày trời bao la" tiếp tục chặng 2 với những trải nghiệm sâu sắc tại Quảng Ngãi, khám phá văn hóa và tình yêu lao động của người dân miền biển Lý Sơn và Sa Huỳnh.

Chương trình không chỉ tái hiện cuộc sống thường nhật mà còn truyền tải những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất này.

"Vàng trắng" Lý Sơn và bản sắc kiên cường

Chỉ mới là những chặng hành trình đầu tiến ở chặng 2 đến với Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn mở ra với hình ảnh cây tỏi, biểu tượng "vàng trắng" nức tiếng, và còn là minh chứng của sự cần cù và ý chí vượt khó của người dân nơi biển đảo.

Các thành viên đã trực tiếp trải nghiệm từng công đoạn trồng tỏi trên đất bazan pha cát san hô khắc nghiệt, từ cào cát, rải tép đến tưới nước. Cuộc thi trồng tỏi giữa các nghệ sĩ đã tạo nên không khí lao động hăng say, bất chấp nắng gió.

screenshot-2025-07-14-154140-1752482518.png
Dàn cast trải nghiệm trồng tỏi ở đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

Khoảnh khắc lắng đọng nhất là khi chú Lộc (chủ vườn tỏi nơi dàn cast trải nghiệm hoạt động trồng tỏi) kể về nghề trồng tỏi và câu chuyện về Hải đội Hoàng Sa. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (16/3 Âm lịch) hàng năm không chỉ là nghi thức truyền thống mà còn là sự tri ân, tự hào về lịch sử giữ gìn biển đảo.

befunky-collage-2025-07-14t154545645-1-1752482795.jpg
Buổi trò chuyện tâm tình giữa các thành viên dàn cast và anh Lộc (chủ ruộng tỏi ở đảo Lý Sơn) trong chặng hành trình thứ 2 đến với Quảng Ngãi.

Thông điệp về chủ quyền biển đảo được khán giả cảm nhận sâu sắc, khẳng định mỗi hành trình của "Gia đình Haha" đều mang một ý nghĩa đặc biệt.

Bình minh Sa Huỳnh và giọt mồ hôi diêm dân

Tiếp nối hành trình, "Gia đình Haha" đến với đồng muối Sa Huỳnh, nơi họ được trải nghiệm nghề làm muối truyền thống. Những thước phim đã ghi lại khoảnh khắc bình minh tuyệt đẹp trên cánh đồng muối, từ sắc tím huyền ảo đến cam rực rỡ, đối lập với sự nhọc nhằn, cẩn trọng của diêm dân.

518273827-122143909244757427-159074499362705595-n-1752482437.jpg
Ruộng muối ở Sa Huỳnh.

Chú Điệp (chủ một trong những ruộng muối ở Sa Huỳnh) đã có những sự chia sẻ về công việc diêm dận hiện tại, kỹ thuật làm muối từ bao đời và tình yêu dành cho nghề muối. Tất cả đã chạm đến cảm xúc người xem, vừa cảm thương sự vất vả, vừa nể phục sự kiên trì của những người gắn bó với nghề.

befunky-collage-2025-07-14t155021238-1-1752483071.jpg
Anh Điệp (chủ ruộng muối ở Sa Huỳnh) chia sẻ về cách mà diêm dân làm nên ruộng muối.

Qua đó, chương trình lại đưa đến góc nhìn mới về sự truyền tải vẻ đẹp giản dị và ý nghĩa của lao động, của những khoảnh khắc thanh bình khi ngắm nhìn thành quả dưới ánh bình minh.

Lưỡi long: Đặc sản và tinh hoa ẩm thực xứ Quảng

Một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của Quảng Ngãi được giới thiệu là cây lưỡi long, hay còn gọi là xương rồng không gai. Loại cây này không chỉ là hàng rào bao bọc quanh nhà mà còn là món ăn thân thuộc, đặc biệt được trẻ nhỏ yêu thích bởi vị chua thanh và độ giòn sần sật.

befunky-collage-2025-07-14t160015081-1752483623.jpg
Lưỡi long loại cây mọc nhiều vào mùa hè, chúng được xem là món ăn giải nhiệt không phải ai cũng biết.

Dù không cần chăm sóc cầu kỳ, lưỡi long vẫn vươn lên mạnh mẽ giữa nắng gió miền Trung, tích tụ nước như một "món quà tinh túy" của thiên nhiên. Món canh lưỡi long, dù chế biến đơn giản như xào, luộc, nấu canh, vẫn trở nên đặc biệt.

nopalitos-1567752680-width2000height1111-1752483717.jpg
Lưỡi long sau khi được làm sạch thường dùng để nấu canh.

Với giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều nơi trên thế giới coi là "siêu thực phẩm", lưỡi long là minh chứng cho sự sáng tạo và khả năng tận dụng tài nguyên thiên nhiên của người dân miền Trung, ngay cả trước khi có sự kết nối của internet.

Hành trình của "Gia đình Haha" tại Quảng Ngãi đã không chỉ mang đến những trải nghiệm giải trí mà còn khéo léo truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần lao động đáng trân trọng của người dân nơi đây.