Đặc sắc Lễ hội Đền Cả - Dinh Đô Quan Hoàng Mười

Hàng năm cứ vào mỗi độ 8-10/11 âm lịch, hàng ngàn du khách đổ về di tích Đền Cả thuộc phường Trung Lương, Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) để tham gia Lễ hội.

Theo thông tin trên trang web Cổng thông tin điện tử thị xã Hồng Lĩnh có ghi: “Đền Cả, nằm ở tổ dân phố Hầu Đền, phường Trương Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, là một trong những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng tại vùng đất dưới chân Núi Hồng. Từ thành phố Vinh theo Quốc lộ 1A đi vào hướng Nam, đến đầu địa phận thị xã Hồng Lĩnh (đến Đê La Giang, cách Ngã tư trung tâm thị xã Hồng Lĩnh khoảng 3km về phía Bắc), sau đó rẽ phải theo dọc Đê La Giang thêm 2km đến Cống Trung Lương, nằm ngay cạnh Cống Trung Lương là Di tích Đền Cả. 

img-3887-compressed-1700814905.jpg
Đền Cả - Dinh Đô Quan Hoàng Mười

Đền Cả còn có các tên gọi khác như: Dinh Đô Quan Hoàng Mười hay là Mỏ Hạc Linh Từ. Trước kia, ngôi đền này có diện tích lớn nhất của cả tổng nên được gọi là "Đền Cả" (cả nghĩa là cao nhất, lớn nhất, đứng đầu trong loại). Còn tên gọi Dinh Đô Quan Hoàng Mười là gọi theo nhân vật thờ chính tại đền. Ngoài ra, Đền lại được xây dựng trên vùng đất đắc địa nơi giao nhau giữa ba con sông (Sông Lam, Sông La và Sông Minh), được cả 3 dòng sông bồi đắp tạo nên thế đất hình con Hạc. Chính vì vậy, thường được nhân dân gọi là Đền Mỏ Hạc hay Mỏ Hạc Linh Từ, nghĩa là một vùng đất linh thiêng”.

Năm nay Lễ hội Đền Cả diễn ra từ ngày 20-22/11 (tức ngày 8-10/10 Âm lịch) gồm các hoạt động như: Khai mạc Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; hội thi gói, nấu bánh chưng dâng Thánh; lễ cấp sắc (lễ rước nước), lễ rước Phụng nghinh Thánh (lễ rước bộ), lễ tế dân gian truyền thống; nghi lễ nhà nước; các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng vùng miền; hội nghị quảng bá, kết nối tour tuyến du lịch văn hóa tâm linh…

img-3448-compressed-1700814904.jpg
Rất nhiều người dân địa phương và du khách tỉnh khác đến thưởng thức các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Đền Cả vào tối ngày 21/11.

Theo tư liệu lịch sử và truyền ngôn thì Đền Cả được hình thành vào thời nhà Lý, cách đây trên 800 năm. Đây là ngôi đền có quy mô kiến trúc đồ sộ, được xây dựng theo lối chữ Nhất bao gồm các tòa như: Thượng điện, Trung điện, Hạ điện và Hậu cung. Trước những năm 1950, tại đây vẫn còn một ngôi đền rất lớn, các chi tiết kiến trúc được chạm khắc tỉ mỉ, công phu. 

Tuy nhiên vào khoảng đầu năm 1960, do vị trí địa lý nằm ngoài đê, sát với mép sông Lam nên Đền Cả bị lũ lụt cuốn trôi, hư hỏng, cát vùi lấp. Thời điểm đó chính quyền địa phương và người dân đã cho di dời những phần kiến trúc còn sót lại của Đền Cả để dựng lại tại một số địa điểm khác. 

img-3605-compressed-1700814904.jpg
img-3456-compressed-1700814904.jpg
Các hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc trong khuôn khổ Lễ hội Đền Cả.
img-3530-compressed-1700814909.jpg
Nhiều làn điệu đân ca ví giặm của Hà Tĩnh được ngân vang tại khuôn viên của Đền Cả vào ngày 21/11.

Vào khoảng năm 2000 thì ngôi đền này chỉ còn lại một số dấu vết của nền đền, chân móng cột nanh,… Năm 2014, được sự cho phép của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, chỉ sau một thời gian ngắn, bằng sự góp sức của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và người dân địa phương nên các hạng mục cơ bản của Đền Cả đã dần được hồi phục. 

Cũng như những ngôi đền khác, Đền cả được nhân dân phối thờ chung nhiều vị Thần; trong đó có cả Thiên thần, Nhân thần và Nhiên thần. Cụ thể: Ngoài vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười thì Đền còn thờ thần Tam Lang, hay Bà Lê Thị Ngọc Dung, con gái nuôi của Vua Lê Lợi.

img-3773-compressed-1700814904.jpg
Sáng 22/11, rất nhiều du khách địa phương, và khách ngoại tỉnh đến dâng hương tại Đền Cả.
img-3780-compressed-1700814909.jpg
img-3806-compressed-1700814909.jpg
 
img-3828-compressed-1700816319.jpg
 
img-3879-compressed-1700816494.jpg
 
img-3803-compressed-1700816319.jpg
 
img-3798-compressed-1700816319.jpg
 
img-3809-compressed-1700814910.jpg
 
img-3893-compressed-1700816319.jpg
Nhiều du khách yêu thích quang cảnh không gian của đền thờ.

Mỗi năm Lễ hội Đền Cả đều được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, thu hút hàng ngàn lượt du khách thập phương và người dân địa phương tham gia. Nơi đây được xem là một di tích có ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ đời sống tâm linh của nhân dân trong vùng mà còn với cả du khách các tỉnh khác.

Bài và ảnh: Nhật Tân