Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Những địa danh mang tính biểu tượng của Hà Nội

Dưới đây là một vài địa danh có bề dày lịch sử lâu đời, mang tính biểu tượng của Hà Nội.

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ hay còn được gọi là Kỳ đài được khởi công xây dựng từ năm 1805 dưới thời dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long, nơi xây tòa thành Tam Môn và phải mất tới 7 năm để hoàn thành. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Từ đó tới nay, trải qua hơn 200 năm lịch sử, Kỳ đài Hà Nội đã gắn liền với bao thăng trầm của Thủ đô và trở thành một trong những biểu tượng của thành phố này. 

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cột cờ Hà Nội được sử dụng như một đài quan sát khu vực nội và ngoại thành. Khi nhân dân ta giành được thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến cứu quốc, hình ảnh Cột cờ gắn với quốc kỳ hiên ngang, bay phấp phới trong gió. Năm 1989, Cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

mg-3173-compressed-1700273711.jpg
Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên được người Pháp xây dựng từ năm 1898 và được đưa vào sử dụng vào năm 1903. Chiếc cầu được xây dựng bởi công ty Daydé & Pillé, và được sử dụng vào năm 1903. Nhìn từ xa, những nhịp cầu uốn lượn trông giống như một con rồng khổng lồ, vừa mạnh mẽ vừa mềm mại vắt qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Cây cầu như chứng nhân lịch sử cùng Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

mg-3191-compressed-1700273710.jpg
Cầu Long Biên tựa như một chứng nhân lịch sử trải qua bao thăng trầm cùng Thủ đô.

Tháp nước Hàng Đậu

Tháp nước Hàng Đậu nằm ở phố Hàng Đậu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được xây dựng từ năm 1894. Trong thời kỳ lịch sử, cùng với tháp nước Đồn Thủy (hiện nay nằm  trong khuôn viên Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm), tháp nước Hàng Đậu là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho quan chức, binh lính người Pháp và những người dân ở khu vực trung tâm thành phố.

Tháp có hình trụ tròn với đường kính 19m, cao 25m; phần mái có hình chóp nón, ở giữa là cột thu lôi. Dung tích của tháp nước là 1.250m³. Tới những năm 1960, chức năng chính của tháp nước mới ngừng khi nhà máy nước Yên Phụ được nâng cấp và thay đổi công nghệ truyền dẫn nước sạch.

Do đã gắn bó với Hà Nội gần 130 năm, tháp nước Hàng Đậu được người dân thủ đô qua nhiều thế hệ yêu quý như những con phố cổ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, sau một số lần chỉnh trang, tháp nước Hàng Đậu vẫn giữ được hiện trạng ban đầu.

mg-3190-compressed-1700273711.jpg
Tháp nước Hàng Đậu - Công trình kiến trúc lịch sử có niên đại lâu đời được bảo tồn nguyên vẹn so với hình dáng ban đầu.

Hồ Gươm

Nhờ vị trí đắc địa ở giữa khu phố cổ nổi tiếng, địa điểm kết nối giữa phố Hàng Đào, Lương Văn Văn Can, Tràng Thi với những khu phố như: Tràng Thi, Tràng Tiền, Bà Triệu, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng. Cùng bề dày lịch sử lâu đời, Hồ Gươm trở thành địa điểm hút khách và cũng là một trong những biểu tượng khi nhắc đến Hà Nội.

Trong thời kỳ lịch sử, Hồ Gươm có nhiều tên gọi khác nhau như: Hồ Tả Vọng, hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân. Đến thế kỉ XV, hồ có tên là Hoàn Kiếm bởi gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Mỗi mùa Hồ Gươm lại có nét đẹp riêng. Mùa xuân, Hồ Gươm rực rỡ trong nhiều sắc hoa. Mùa hè với làn gió mát mẻ, với màu xanh tràn đầy sức sống của cỏ cây. Mùa thu khung cảnh Hồ Gươm nhẹ nhàng, dịu êm, có chút se lạnh. Mùa đông, cây mõ thay màu lá, cảnh đẹp tựa trời Âu.

Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô, Hồ Gươm còn là địa điểm vui chơi lý tưởng của người dân Hà Nội, du khách trong và ngoài nước với nhiều hoạt động giải trí đặc sắc.

mg-2464-compressed-1700274931.jpg
Nằm ở giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa được xây dựng từ năm 1884, cũng là điểm nhấn thu hút nhất với lối kiến trúc Pháp kết hợp với phong cách kiến trúc cổ của Việt Nam. Xung quanh hồ còn là tổ hợp của nhiều di tích nổi tiếng như: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, cầu Thê Húc, Tháp Bút, …
Bài và ảnh: Hạ Mây