Khám phá vẻ đẹp chùa Bửu Long - Ngôi chùa đậm chất "Thái” giữa lòng Sài thành

Đến chùa Bửu Long, du khách tại TP.HCM thán phục trước vẻ đẹp không gian lộng lẫy và linh thiêng nơi đây. Đây là một trong những ngôi chùa cực kỳ độc đáo, có nhiều nét tuyệt tác như "xứ sở chùa Vàng" Thái Lan.

Chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, TP. Thủ Đức, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km. Chùa được xây dựng từ năm 1942, có tên chính thức là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long. 

Khi xây dựng các kiến trúc sư đã kết hợp hài hoà giữa văn hoá Thái Lan, Ấn Độ và tinh hoa kiến trúc Nhà Nguyễn để dựng nên nơi thờ tự linh thiêng này. Các bức ảnh sau đây giúp du khách nhận ra vẻ đẹp độc đáo của nơi này.

274734495-1804640493067254-2604159383018699676-n-1697704666.jpg
378971540-1034506601231693-396910505761220129-n-1697704666.jpg
Chùa nằm trên ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai, diện tích khoảng 11 ha. Thời gian đón khách của chùa từ 09:00 – 11:00, chiều từ 14:00 – 21:00. Cần lưu ý chùa Thái Lan ở TPHCM sẽ không đón khách từ 11:00 đến trước 14:00. Nếu đến giờ này, du khách chỉ có thể tham quan bên ngoài chùa.
bl-1697703242.jpg
Sử dụng ba tông màu chủ đạo là vàng, trắng và xám “Bửu Long tự” trở nên thật chói lóa giữa những hàng cây xung quanh. Đây trở thành điểm nhấn đặc biệt đối với vùng ngoại ô này.
695bd487b49263cc3a8323-1697703028.jpg
5fd3d2a7b2b265ec3ca324-1697703027.jpg
Du khách khi đến đây rất ngạc nhiên vì gọi là chùa nhưng chưa bao giờ thấy hương, khói. Các tăng ni, phật tử nơi đây tu hành theo trường phái Phật giáo nguyên thuỷ nên không thắp nhang, chỉ cần một lòng thành kính là đủ. Điều đó giải thích tại sao trong chùa chỉ có tượng Phật Thích Ca mà không có các vị la hán, bồ tát khác.
ada727edbae76db934f642-1697703029.jpg
12984f97799daec3f78c-1697703431.jpg
Khi đến đây du khách sẽ ấn tượng đầu tiên với không gian lối đi ngập tràn cây xanh. Những bậc thềm đá cổ kính mang dấu vết năm tháng. Trước chùa có xây dựng cái hồ hình bán nguyệt, nước xanh ngọc bích quanh năm.

d37ab4ee16e4c1ba98f549-1697703028.jpg
Điểm đặc biệt gây dấu ấn của chùa là bảo tháp Gotama Cetiya. Tòa tháp này được xây dựng trong suốt 6 năm, bắt đầu từ năm 2007. Bảo tháp là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng. Bảo tháp rộng trên 2.000 mét vuông, cao 70m, được xây dựng theo nét của văn hóa Phù Nam, xung quanh là các tháp nhỏ đều làm bằng đồng, có màu vàng óng.
a352e80189145e4a070528-1697703028.jpg
ea2045987392a4ccfd83-1697703431.jpg
eaff56723767e039b97626-1697703028.jpg
Hằng ngày chùa đều có du khách thập phương đến thăm viếng. Vào những dịp đặc biệt như lễ, tết các tín đồ, du khách “ùa” nhau đến chùa để cúng bái và chụp ảnh.
c4778474197ece20976f37-1697703027.jpg
 
1a890ca191ab46f51fba34-1697703028.jpg
7548dff77dfdaaa3f3ec47-1697703029.jpg
bc6c7809e503325d6b1239-1697703029.jpg
Để lan tỏa tình yêu thương, sự bác ái chùa Bửu Long tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện đóng góp tích cực cho xã hội. Ngôi chùa này có một ban công tác từ thiện, một chi hội Chữ Thập Đỏ và một Phòng Khám Y Tế, tổ chức thường xuyên nhiều đợt khám và phát thuốc miễn phí cho người dân.

Giữa phố thị sầm uất lóa ánh đèn thì chùa có lối kiến trúc Thái Lan này như ốc đảo thanh bình và an yên. Du khách tìm đến đây lần đầu vì tò mò, những lần sau là do đã lỡ phải lòng không gian hoài niệm của chốn này. Nơi người ta bỏ lại mọi sân si, áp lực hàng ngày để tịnh tâm và cầu nguyện những điều an lành. Chùa Bửu Long sẽ mãi là điểm đến thú vị và độc đáo tại TP.HCM ồn ào náo nhiệt. 

Đặc sắc kiến trúc Thái trên đất Việt

Tham khảo các ngôi chùa Thái nổi tiếng, chùa Bửu Long xây dựng với nét kiến trúc mang đậm chất Thái. Ngôi chùa này chia làm nhiều khu bao gồm Phật Quang Đại Tự, khu Cổng Tam Quan, khu Cầu Nguyệt, khu Cầu Vọng, khu Cầu Phật, khu Cầu Tứ Linh, khu Cầu Ngọc, khu Cầu Hoa Sen và khu Cầu Pháp  m.

Kiến trúc mái vòm cao, trang trí bằng những hoạt tiết vàng óng đậm chất Thái của Phật Quang Tự. Bên trong đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 7m, chất liệu bằng đồng và được phủ vàng 24 karat. 

Trên đài sen cao 3m, tượng Phật ngự trị một cách bệ nghệ tượng trưng cho sự thanh khiết. Hai tượng tổ sư người sáng lập chùa là hòa thượng Thích Thiện Chiếu và hòa thượng Thích Minh Đạt nằm cạnh hai bên đức Phật. 

Chùa cũng sử dụng nhiều lối kiến trúc khác của “xứ chùa vàng”. Chedi bảo tháp được đặt trên đỉnh, nơi cất giữ xá lợi của Phật.  Kiến trúc Prang cũng được sử dụng trong việc xây dựng. Tòa tháp được uốn tròn tạo hình như trái ngô, ánh vàng rực rỡ. Bên phải chánh đường trên tầng có gắn tháp chuông (Horrakang) với hình dáng đặc trưng. 

Trong tư duy kiến trúc, người Thái sử dụng hai trường phái đối lập nhau. Đó là sự kết hợp giữa tông màu rực rỡ, hào nhoáng và sắc thái dịu nhẹ, trầm mặc. Phong cách này phản ánh toàn diện sắc thái tâm hồn của người dân xứ chùa vàng.  

Bài, ảnh: Y Thanh - Lưu Duyên