Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Tìm hiểu phong tục ăn Tết ở 3 miền Việt Nam

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là Tết đã đến, là người Việt Nam chắc hẳn trong chúng ta cũng mong ngóng ngày Tết. Vì đây là ngày mà gia đình có thể quay quần bên nhau cùng nhau ăn những món ăn yêu thích và trò chuyện với nhau. Nhưng nước ta là một đất nước đa dân tộc và đa văn hóa, chính vì vậy ngày Tết ở mỗi nơi lại mang bản sắc vùng miền riêng biệt.

Và  văn hóa, phong tục của 3 miền trong ngày tết cổ truyền Việt Nam đều có sự khác biệt từ ăn mặc, vui chơi, sinh hoạt, lễ hội… Dưới đây là vài nét khác biệt về văn hóa, phong tục trong ngày tết cổ truyền của 3 miền Bắc, Trung, Nam...

Tết ở miền Bắc

Nhắc đến ngày Tết ở miền Bắc ta thường nhắc ngay đến hoa Đào. Mỗi mùa xuân về, màu hồng hoa đào lại bao trùm khắp các con phố. Hoa được bày bán tràn trên các con đường, rất nhiều người dân mua về để trưng bày trong các chậu  trong nhà hoặc chưng bày ngoài sân. Hoa Đào ngoài để trang trí cho đẹp vào những ngày Tết thì hoa đào còn có ý nghĩa mang lại sự an yên, hạnh phúc; cuộc sống sẽ có nhiều điều tốt lành và gặp được may mắn trong năm mới; mong muốn cho một năm mới đầy sự gắn kết và hòa thuận. 

hoa-dao-3-1672222706.jpg Ảnh: dothanhspyb

Mâm cỗ Tết ở miền Bắc thường theo quy tắc: 4 bát 4 dĩa (không bao gồm nước chấm, dưa hành và xôi) tượng trưng cho 4 mùa, 4 phương. Với những nhà nào khá giả hơn thì chuẩn bị nhiều hơn (4 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa), có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Các món ăn cũng được lựa chọn hợp với thời tiết lạnh dịp đầu xuân. Một mâm cơm điển hình không thể thiếu các món như bánh chưng, giò, thịt gà, nem, canh măng, dưa hành… được bày biện đẹp đẽ, tinh tươm. Mâm cơm thể hiện sự đoàn viên, đủ đầy, mong ước có một năm mới no đủ, thịnh vượng.

Ngoài ra ở miền Bắc vào ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả, nhưng khác với mâm ngũ quả của miền Nam, mâm ngũ quả miền Bắc thông thường là: chuối, bưởi, hồng, đào, quýt, lê... Trong đó, chuối luôn là loại quả cần có ở mọi mâm ngũ quả miền Bắc. Hình dáng nải chuối cong nhẹ ôm lấy các loại trái cây khác mang theo ý nghĩa đùm bọc, sum vầy hạnh phúc. 

Một biểu tượng ngày Tết mà có lẽ ai cũng biết đó chính là chiếc bánh chưng- gắn với sự tích Lang Liêu vào đời Hùng Vương thứ sáu. Nguyên liệu chính làm nên chiếc bánh là gạo, thịt và đậu xanh được gói bằng lá dong- là những sản vật quen thuộc của người Việt, bánh có hình vuông tượng trưng cho đất và vào ngày Tết người dân làm bánh chưng thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người..

banh-chung-1672223118.jpg Ảnh: bachhoaxanh

Tết ở miền Trung

Hoa Tết của miền Trung tương đối đa dạng có thể trưng mai vàng hoặc đào thắm. Ngoài ra, người dân còn thường chọn thêm nhiều loại cây, hoa cảnh khác để bày trong nhà dịp Tết đến xuân về.

Khác biệt với miền Bắc, mâm cỗ ngày tết của người dân miền Trung thường có nhiều món ăn đặc sản dân dã mà hấp dẫn. Đó chính là cơm trắng, cá kho, gà luộc, chả ram, canh bún, rau sống… Loại bánh đặc trưng của người dân miền Trung là bánh Tét. Bánh được gói bằng lá chuối với nhân giống bánh chưng ngoài Bắc gồm gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn. Và vào ngày tết nhất định trên bàn thờ phải có đòn bánh tét cúng tổ tiên. Chính vì vậy mà bánh tét đã trở thành loại bánh đặc trưng vào ngày tết cổ truyền của người dân miền Trung .  Một phong tục cần phải nhắc đến là người dân miền Trung khi nấu đồ cúng có nêm mà không nếm, bởi họ quan niệm phải để ông bà tổ tiên thưởng thức trước. 

mam-co-1672224050.jpgẢnh: baobinhduong

Đối với mâm ngũ quả của người miền Trung thường có: Dưa hấu, thanh long, chuối, cam, quýt, mãng cầu, dứa, sung...… Tuy nhiên, họ không hay dùng chuối xanh (đắng, chát), mà thường lựa những loại quả ngọt ngào, tròn thơm để cầu mong một năm mới an vui, thuận lợi.

mam-ngu-qua-mien-trung-1672224217.jpg Ảnh: eva

Tết ở miền Nam

 Nếu như miền Bắc vào những ngày Tết có hoa đào là biểu tượng thì từ lâu miền nam là hoa mai, theo quan niệm màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, nếu như ngày xuân hoa mai nở càng nhiều cánh thì năm mới sẽ luôn gặp may mắn, sung túc, mọi sự đều hanh thông.

hoa-mai-1672225162.jpg Ảnh: zingnews

Tết ở miền Nam rơi vào mùa khô. Do thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của các gia đình miền Nam thường đơn giản với các món ăn nguội. Trên mâm cỗ của người miền Nam thường có 3 món chính là bánh tét, bánh tráng và thịt kho tàu. Với người miền Nam, bánh tét chính là hình ảnh tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác.

Với mâm ngũ quả của người miền Nam thường là: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên "cầu vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ sung".  Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền Nam thường mang một ý nghĩa đó là thể hiện những ước mong cho những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới.

Về ẩm thực truyền thống ngày Tết của người dân Nam Bộ ta không thể không nhắc tới bánh tét và thịt kho tàu.

Một số chuyên gia nghiên cứu văn hóa lý giải rằng rất có thể, đòn bánh Tét mà người miền Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm, mà trong đó tín ngưỡng thờ thần lúa là đại diện. Cái tên bánh tét cũng có rất nhiều câu chuyện lý giải, có người cho rằng bánh tét còn được gọi là bánh Tết, về sau vì tính chất vùng miền, bánh Tết được đọc trại thành “bánh tét” cho đến ngày nay. Cũng có lý giải khác cho rằng, “tét” là một từ ngữ của người Nam Bộ, mang hàm nghĩa là một hành động “cắt”. Mỗi khi ăn loại bánh này, người ta sẽ dùng dây khoanh tròn đầu bánh đã lột rồi “tét” từng khoanh nhỏ ra.

Bánh tét thường phổ biến với hai loại gờm bánh tét mặn và bánh tét ngọt.

_ Bánh tét mặn có nguyên liệu  tương tự như bánh chưng, bao gồm: gạo nếp, đậu đen, đậu xanh tách vỏ, thịt heo và một số gia vị khác như hạt tiêu

_ Bánh tét ngọt thì nguyên liệu cũng gần giống với bánh mặn như: Nếp, Đậu đỏ hoặc đậu đen, chuối xứ hay chuối xiêm,....

banh-tet-2-1672239570.jpg Ảnh: dienmayxanh
 

Cùng với đặc sản là bánh tét thì thịt kho tàu cũng là một nét đặc trưng của ẩm thực Nam Bộ ngày Tết .Thịt heo ngon được lựa chọn từ bắp đùi, nạc thăn hầm với nước dừa. Thịt kho tàu thường được ăn kèm với các loại rau cuốn bánh tráng. Đó cũng chính là những món ăn quen thuộc của mỗi nhà. Các món ăn nói trên chỉ để cúng hoặc ăn tới chiều mùng 2 tết. Mùng 3 tết các gia đình miền Nam thường đổi món sang gà, cá, bò… Để thay đổi khẩu vị, nhiều gia đình vùng quê ở miền Nam thường ăn cháo cá ám, cá lóc nướng vào dịp tết.

thit-kho-tau-1672225279.jpg Ảnh: bachhoaxanh