Và đương nhiên khi đi du lịch thì các bạn hãy thủ sẵn các địa điểm để vui chơi khi đến
Đồi chè Tân Cương
Nhắc đến Thái Nguyên có lẽ không thể không thể nhắc đến đặc sản là “chè”. Những đồi chè Tân Cương của tỉnh Thái Nguyên bao gồm xã Tân Cương và 2 xã Phúc Xuân và Phúc Trìu, khu vực này nằm ở phía Tây của tỉnh Thái Nguyên. Khu vực này cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10km, với quãng đường này bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe máy để dễ dàng di chuyển và khám phá.
Đứng giữa những đồi chè bạn sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn, giống như đứng giữa một khu rừng xanh tươi và vô tận với những đồi chè bạt ngàn sẽ khiến tinh thần bạn trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Đồng thời, không khí tươi mát và trong lành cũng khiến đầu óc được thư thái. Và quang cảnh nơi đây sẽ giúp bạn có những tấm hình tuyệt đẹp để làm kỉ niệm cho chuyến hành trình của mình.
Việc đi thăm những đồi chè Tân Cương ngoài việc được ngắm những đồi chè bát ngát màu xanh, vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên hay có những bộ ảnh “xịn sò” thì bạn còn được thưởng thức những chén trà đặc sản tại nơi đây.
Không gian văn hóa trà Tân Cương
Ngoài những đồi chè bạt ngàn xanh tươi, Thái Nguyên còn nổi tiếng bởi một địa danh lưu giữ nhiều hiện vật về trà. Đó là không gian văn hóa trà Tân Cương. Cũng như các nền văn hóa Á Đông như: Nhật, Trung Quốc,... Có nền văn hóa trà, nước ta cũng có một nền văn hóa về trà không kém cạnh và không gian văn hóa trà tọa lạc như một nhân chứng ghi lại tất cả những thành tựu, lịch sử, văn hóa về loài cây này trên mảnh đất Thái Nguyên .
Không gian văn hóa trà Tân Cương có hai khu vực chính. Khu đầu tiên khu là Trưng bày hiện vật và thưởng trà. Trong khu hiện vật, du khách có thể tìm hiểu về lịch sử trà Thái Nguyên, công cụ, phương pháp làm chè và cả những hãng chè ngon nhất Thái Nguyên cũng tề tựu trưng bày tại không gian này.Khu vực thứ hai là nơi du khách thưởng trà, ở đây bạn hoàn toàn có cơ hội thưởng trà theo đúng văn hóa uống trà của Việt Nam và thưởng thức những ấm chè Tân Cương ngon nhất và những lá trà tươi nhất.
Hồ Núi Cốc
Hồ Núi Cốc nằm ở phía nam huyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 15 km về phía tây, là một thắng cảnh thiên nhiên gắn liền với câu chuyện tình huyền thoại về chàng Cốc nàng Công. Hồ Núi Cốc là một trong những địa điểm du lịch làm nên thương hiệu cho nền du lịch Thái Nguyên. Nhưng không phải ai cũng biết rằng ngoài sự nổi tiếng về sự ưu đã của tự nhiên, Hồ Núi Cốc còn là một thiên đường vui chơi dành cho những bạn trẻ ưa thích mạo hiểm như tàu lượn siêu tốc, đĩa bay, tên lửa,...
Có thể nói rằng, đến với Hồ Núi Cốc là đến với một ngày du lịch không ngừng nghỉ từ vui chơi giải trí, đến thư giãn tham quan. Các bạn có thể bắt đầu chuyến đi bằng cách ghé thăm Huyền Thoại Cung , ngồi trên thuyền lắng nghe câu chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Sau đó thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên xanh mượt trên đường đi, được trang trí bằng nhiều vườn hoa và hàng cây nhiều năm tuổi. Công viên cổ tích, công viên nước, vườn thú là sự lựa chọn tuyệt vời tiếp theo. Ngoài ra sân khấu nhạc nước là một điểm dừng chân không thể bỏ qua. Hơn nữa, khách du lịch có thể ngồi thuyền tham quan các đảo xung quanh những địa điểm vẫn còn rất hoang sơ. Đến với hồ Núi Cốc là đến với một thắng cảnh “sơn thủy hữu tình”; đến với không khí trong lành, mát mẻ; để du ngoạn trên hồ và đắm mình trong câu chuyện tình chung thủy ngàn đời trở thành huyền thoại của vùng sơn cước.
Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà
Hang Phượng Hoàng suối Mỏ Gà là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở huyện Võ Nhai ( Đi dọc theo quốc lộ 1B Thái Nguyên - Lạng Sơn cách thành phố Thái Nguyên 45km). Phượng Hoàng là một hang động rộng và có vẻ đẹp kỳ lạ. Nằm ở độ cao khoảng 500m so với chân núi, Phượng Hoàng là một hang động rộng lớn với vẻ đẹp kỳ lạ. Từ cửa hang động có thể bao quát hết quang cảnh cả vùng đất rộng lớn. Hai vòm cửa hang rộng và cao hàng chục mét.Trong hang không khí trong lành, mát rượi. Đáy hang có nước trong veo, lại có những bờ cát trắng mịn ven bờ nước. Trong lòng hàng, rất nhiều những nhũ đá được thiên nhiên tạo thành những cột chống trời, mẹ bồng con, vũ nữ, voi chầu… rất đẹp.
Hang gồm có ba tầng: tầng thượng là Hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng cuối là Hang Tối. Hang Sáng là hang động rộng nhất, được ánh sáng từ cửa hang chiếu vào làm các khối nhũ đá trở nên kỳ vĩ. Ngoài thưởng thức khung cảnh hùng vĩ của hang, ngay dưới chân hang cách khoảng 100 m du khách sẽ cảm nhận được không khí mát rượi từ suối Mỏ Gà chảy ra từ trong hang. Nước trong vắt, ngay cửa hang chảy ra tạo thành một thác nước nhỏ tung bọt trắng xóa.Suối nước rộng trong và mát lành, con suối này có độ sâu khá an toàn nên du khách thoải mái tắm mát, ngâm mình trong dòng suối để ngắm không gian thơ mộng, hùng vĩ xung quanh và thư giãn giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình.
Thác Mưa Rơi
Thác Mưa Rơi hay còn gọi là thác Nậm Rứt (thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 35km) nhưng được người dân gọi thân mật là "Mưa rơi". Sở dĩ có tên gọi này là vì vào những ngày khô, đổ từ trên thác chỉ có một dòng thác nhỏ xuống sông Thần Sa tựa như những hạt mưa rơi. Vào mùa hè thác hiện ra như “Nàng công chúa trong rừng” hiện ra đôi ba ngày rồi lại ẩn mình vào trong vách núi.
Còn vào mùa mưa thác phun nước trắng xoá như cảnh đẹp mà bạn chỉ có thể nhìn trên phim hay tranh vẽ. Đối với những ai yêu thích được tham gia các chuyến đi du ngoạn và khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú thì thác Nặm Rứt Võ Nhai sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Khi tham quan vào buổi sáng, dưới ánh sáng mặt trời, cả dòng thác được khúc xạ thành vô số những cầu vồng đủ màu sắc chiếu rọi xuống dòng sông trong xanh. Tiếng nước réo rắt giao hòa với âm hưởng vang vọng của vách đá như tạo thành một bản nhạc rừng khá thú vị. Hình dạng thác toát lên vẻ kì ảo như “tiên cảnh” bởi sự đan xen của nhiều dòng thác lớn, những dòng thác nhỏ phun từ kẽ đá phun nước xuống hoa lá đầy vẻ quyến rũ lạ thường.
Đặc biệt, dọc theo bờ sông là những tảng đá lớn nhấp nhô để du khách có thể ngồi câu cá, ngắm cảnh. Nơi đây chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những du khách thích hòa mình với thiên nhiên.
Thác Khuôn Tát
Thác Khuôn Tát là thắng cảnh được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia vào năm 2002. Thác nằm trên địa phận xóm Tỉn Keo, xung quanh được bao bọc bởi rất nhiều cây cổ thụ giữa núi rừng hoang vu và yên tĩnh nên độ xanh mát vô cùng đảm bảo.
Theo truyền thuyết của cư dân bản địa, xưa kia, các loài động vật hoang dã trong vùng thường đến đây uống nước, vào những hôm trời xanh, nước trong, mây trắng vờn trên đỉnh núi có bầy Tiên nữ từ trên trời xuống thác tắm.
Thác có 7 tầng, nước từ trên cao tung bọt trắng xóa tạo thành dòng suối nhỏ ở phía dưới. Du khách có thể leo lên các tầng thác, mỗi tầng đều có bóng cây tỏa mát, phía dưới từng tầng, nước đổ xuống tạo thành bồn tắm. Thác Khuôn Tát có nguồn nước trong với nhiều tảng đá bằng phẳng- từ trên đỉnh Đèo De, có thể nhìn xuống Thác Khuôn Tát với bảy tầng trông giống những bậc thang nhà sàn của cư dân miền núi.
Còn ở chân thác Khuôn Tát, nước dội xuống thành bồn tắm tự nhiên, chỗ nước sâu nhất chừng 2 đến 3m, nông dần ra phía ngoài tạo thành con suối. Hai bên suối là bãi cỏ bằng phẳng xanh tươi rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều lán nghỉ ngơi, vui chơi cho các đoàn khách du lịch đông người.
Và với những du khách yêu thích vẻ hoang sơ và tự nhiên nơi núi rừng thì nơi đây là một địa điểm đáng để lui tới.
Chùa Hang
Chùa Hang Thái Nguyên hay còn có tên là Kim Sơn Tự là ngôi chùa nổi tiếng với độ tuổi lên đến hàng nghìn (tương truyền được xây dựng vào thời Lý). Nằm ở trung tâm thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Chùa tọa lạc trong lòng ba ngọn núi lớn là Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn khách du lịch từ mọi miền Tổ quốc. Chùa còn được gọi là “Tiên Lữ Phật Động” với truyền thuyết về nàng tiên thứ bảy.
Ngôi chùa hiện nay là một điểm đến tâm linh nổi tiếng khiến cho du khách khắp chốn đều đổ về tại đây lễ Phật và dâng hương.
Đình Hộ Lệnh
Đình Hộ Lệnh thuộc xóm Trung, làng Hộ Lệnh, xã Điềm Thụy Phú Bình được xếp hạng di tích nghệ thuật cấp quốc gia, là niềm tự hào của nhân dân Điềm Thụy. Đình được xây dựng vào triều Lê, vào năm 1738. Đình Hộ Lệnh thờ các vị thành hoàng làng gồm: Cao Sơn, Quý Minh và Tam Giang là những vị tướng phò vua Hùng đánh giặc giữ nước và Dương Tự Minh, một danh tướng tài giỏi dưới triều Lý.
Đình xây dựng theo kiểu chữ Đinh (T) trên một địa thế cao, nằm ở trung tâm làng. Đình thiết kế theo phong cách truyền thống dân tộc: 3 gian hai chái. Mái đình kết cấu bởi 8 bộ vì kèo liên kết bằng loại gỗ đinh. Các bộ vì kèo đều được trang trí đề tài tứ linh: Long, Ly, Quy Phượng. Hằng năm lễ hội Đình - Chùa Hộ Lệnh được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng giêng, thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương đến tham quan, bái lễ.
Nếu bạn muốn được tham gia vào các lễ hội để tìm hiểu về truyền thống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh thì nên đến đây vào mùa xuân, nhất là thời điểm tháng Giêng (âm lịch), tại các chùa đền diễn ra rất nhiều lễ hội lớn như lễ hội đền Đuổm, Lồng Tồng, Hội Hích, hội Chùa Hang, hội Núi Văn – Núi Võ,...
Còn nếu bạn muốn được chiêm ngưỡng “đặc sản” đồi chè xanh mướt của Thái Nguyên thì nên đi vào mùa hè nhé, đây là dịp đồi chè xanh và đẹp nhất, bạn sẽ tha hồ chụp ảnh checkin sống ảo tại đây.