Mùa thu Hà Nội, mùa của thương nhớ, xao xuyến và bồi hồi. Mùa của hoa sữa thơm từng bước chân, nắng vàng vọt và cốm xanh thơm phức, mùa làm biết bao con tim thổn thức lẫn nhớ nhung.
Mục lục
Mùa thu Hà Nội, mùa của thương nhớ, xao xuyến và bồi hồi. Mùa hoa sữa thơm từng con phố nhỏ, nắng vàng vọt và cốm xanh rì. Nếu Hà Nội có một đặc sản riêng biệt không nơi nào có, hẳn đó phải là mùa thu.
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
(trích "Đây mùa thu tới" - Xuân Diệu).
Mùa thu Hà Nội trong vắt bầu trời cao, từng đợt gió heo may thổi làm cành lá như rũ hết màu vàng mơ phai khiến người ta ngơ ngẩn. Sắc thu Hà Nội là tổng hòa của một loạt những khung cảnh bình dị, không hiếm gặp nhưng chỉ vào thu mới thấy, mới cảm nhận được. Phải ở trong cái khí thu, tắm trong tiết thu người ta mới có thể “nếm” cho ra cái mùi vị không thể lẫn vào đâu.
Mùa thu, "đặc sản" của Hà Nội - mùa của thương nhớ, sự lãng mạn và hoài cổ.
Chỉ là gánh hàng rong đông xuân đều thấy, nhưng đúng lúc thu về lại lặng yên, co ro một góc phố. Là hàng cây thẳng lối thường ngày rì rào, nhưng bởi thấy thu rồi thì trút bỏ không giữ lại gì. Là quán xá tấp nập, con người nhộn nhịp, chợt vì ý thu mà lại trở nên yên bình, ai cũng nhẹ nhõm hơn.
Mùa thu trong mắt con người hay thi sĩ, nhạc sĩ đều đẹp, trong veo và đầy cảm xúc. Nhà thơ Xuân Diệu trong lúc dạy tại trường tư thục Thăng Long đã sáng tác ra tập "Thơ thơ" năm 1938, chứa đựng cảm xúc của ông về "trời thu mát mẻ, tình người nóng lạnh và cảnh vật lặng thinh".
Hồ Gươm từng gợn sóng lăn tăn, cái nắng oi ả như đã biến mất, nhường chỗ cho từng đợt gió heo may vắt vẻo trên từng cành cây nặng trĩu xuống mặt hồ.Bưu điện bờ hồ dù vẫn đông người, tấp nập nhưng lòng chợt lại thấy lặng yên như đang nhớ nhung, suy tư điều gì suốt quãng đời thăng trầm của thủ đô.
Hay như trong miêu tả về mùa thu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông có viết:
"Mỗi sáng, tôi và Thái Bá Vân đi loanh quanh Hà Nội gặp bạn bè. Chiều nào cả hai cũng lên Hồ Tây, nằm bên hồ với chai Ararat, uống lai rai và nhìn bầy sâm cầm đáp xuống – bay lên".
Vậy mới thấy, mùa thu Hà Nội là món "đặc sản" làm nao lòng biết bao con người, dù bình thường hay cao cả. Mùa thu Hà Nội về trên từng con phố nhỏ, “gió cái” từng cơn thổi lẩn khuất xung quanh mang cái lạnh hắt hiu, se se nhưng đầy thương nhớ.
Ô Quan Chưởng - nơi phủ màu lịch sử lại càng nhắc nhớ người ta về một quãng xa xưa, thanh âm vang vọng những hoài niệm đã cũ. Mùa thu đáp xuống trên từng viên gạch hàng trăm năm làm nơi đây càng trở nên cổ kính.
“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu. Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió, mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua. Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi...” - trích Nhớ mùa thu Hà Nội - Trịnh Công Sơn.
Thị chín thơm phức xuống phố Hà Nội mùa thu, tô điểm cho từng con phố nơi những hàng cây trút bỏ đợt lá vàng càng khiến "màu mơ phai" trong thơ Xuân Diệu thêm ủ rũ.Sấu chín một góc phố, không thiếu gánh hàng rong - kẻ chợ đi buôn. Thức quà này của Hà Nội được nhiều người mua về, cắn rôm rốp giòn tan vì đã ngọt, không còn chua ê như sấu xanh dầm canh rau muống mùa hè nữa.Các gánh hàng rong trải dài một dãy, đi qua trong từng đợt gió se thổi về - cảm giác ấy khó mà có thể mua được. Thị sáp tròn mẩy, thị cô Tấm bé thảo thơm, trong cái không gian quen thuộc, làm người ta dẫu trưởng thành cũng phải bé lại, như sống trong một thời xưa cũ mà chính mình đã trải qua, bên cạnh bà, cạnh mẹ và những bài đồng dao, câu chuyện cổ tích nữa."Thị thơm thị rụng bị bà/Bà để bà ngửi chứ bà không ăn" - "Cô Tấm bé xinh" tung tăng trên nhiều con phố, không khỏi khiến người đi qua siêu lòng. Cô Thương (54 tuổi) cho biết, cứ mỗi dịp thu về, cô thường sắm một đĩa thị để bàn tiếp khách. Mùi thơm của thị toả ra, thấm vào quần áo thoang thoảng, làm khách đến chơi nhà ai cũng hỏi thăm. Cô chỉ bảo cứ đến phố Phan Đình Phùng, khắc mua được một túi. Lựa thị để bàn muốn cho thơm thì cứ chọn thị sáp, tròn mẩy lại rẻ hơn. Nhưng cô vẫn lựa chọn thị cô Tấm loại dẹt vì nó gắn với tuổi thơ bên bà ngoại của cô.Những gánh hàng hoa nép bên phố cũng là đặc sản thu Hà Nội trên phố Phan Đình Phùng.Ở khu di tích Cửa Bắc - vừa mới chớm thu nhưng các bạn trẻ đã tập trung về đây để chụp ảnh. Ngay tại đây, không hiếm gánh hoa rong "chở cả trời thu Hà Nội", đa sắc màu, đầy mùi thơm. Vì có những gánh hoa rong này mà Cửa Bắc thêm sinh khí, tấp nập hơn.Các bạn trẻ đến mua hoa, chụp ảnh trước cửa thành cổ. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, khi xu hướng "check-in" ngày một phát triển, mùa thu Hà Nội nhờ các bạn trẻ mà nổi bật, trở thành "trend", thành xu hướng phải "bắt".Cửa Bắc - Hà Nội, trên con phố Phan Đình Phùng, là nơi ký gửi nhiều cảm xúc với mùa thu nhất của các bạn trẻ. Theo chị Thúy (Thanh Oai), dù nhà chị không quá xa nhưng đến tận bây giờ chị mới có thời gian để trải nghiệm mùa thu trên con phố đẹp nhất Hà Nội này: "Chưa có gia đình nên mình vẫn còn thời gian để trải nghiệm, xa xôi thì không nói nhưng ở ngay thủ đô, không thể bỏ lỡ mùa thu của Hà Nội được".Cách đó không xa, di chuyển một quãng từ Phan Đình Phùng qua bốt Hàng Đậu, ta có thể thấy một góc phố nhỏ Hàng Chiếu nằm cạnh chợ Đồng Xuân. Nơi đây, trước cổng đền Bạch Mã gió đang thổi từng đợt, len lỏi qua kẽ lá lộc vừng đang sắp trổ bông. Một cảnh vừa hoài cổ vừa hiện đại, như giao thoa giữa tân và cổ, là một cảnh đẹp hiếm có, chỉ bắt gặp được vào tiết thu.Thỉnh thoảng, vài cơn mưa bóng mây còn sót lại của mùa hè tìm đến, người chạy không kịp, người lại thảnh thơi đón nhận như còn vấn vương mùa hè.Trước cổng đền Bà Kiệu, cây đa cổ, du khách Tây thích thú trước không khí mát mẻ mà mùa thu mang tới. Món cốm non, củ năng bán trước cổng đền ăn vào béo ngậy, mát lành đương nhiên cũng mang hương vị của mùa thu.Cổng tòa soạn báo Hà Nội Mới vắng ánh nắng vàng gay gắt, giờ phủ lên mình một màu ảm đạm hơn nhưng đầy hoài cổ.Tháp "Tả thanh thiên" trước cổng đền Ngọc Sơn nghi ngút khói hương trong không khí mát mẻ, mưa bay lất phất.Và nhà thờ Lớn, nơi hội họp "trà chanh chém gió" của giới trẻ, một trong những địa điểm đậm nét thu nhất Hà Nội.Nước hồ phản chiếu bầu trời trong lại càng xanh màu tảo. Người cúi đầu ngắm nhìn đã thấy mùa thu về.Con phố Tràng Tiền, xích lô và xe cộ qua lại bớt hối hả một chút. Ai cũng muốn hưởng trọn cái không khí đầu thu vừa tràn về.
Một món nóng như bún riêu, hủ tíu thơm mùi tôm nõn trong trời se lạnh hoàn toàn là lựa chọn sáng suốt.
Mùa thu không ăn xôi cốm thì quả thực bỏ phí cả một tiết trời. Cốm xanh thơm thoang thoảng mùi lúa non, vừa dẻo vừa thanh khó mà quên cho được.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) muốn sửa sân bay Liên Khương vào cuối năm, tuy nhiên tỉnh Lâm Đồng đề xuất lùi đến 2026 để tránh gián đoạn kinh tế khi các tuyến giao thông trọng điểm đang thi công.
Bão số 3 (Wipha) đổ bộ đã gây ảnh hưởng đến nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, giữa những khó khăn do thiên tai, tinh thần tương thân tương ái của người dân và doanh nghiệp lại càng được lan tỏa mạnh mẽ.
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin về giá cả trên trời của các dịch vụ ăn uống tại sân bay, đặc biệt là sự việc một chiếc bánh mì có giá lên tới 208.000 đồng tại sân bay quốc tế Nội Bài. Vậy ông Trùm đứng sau chuỗi cửa hàng bán chiếc bánh mì có giá “đắt xắt ra miếng” là ai?
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) yêu cầu tập trung 100% nguồn lực để ứng phó bão. Đồng thời, tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và Cát Bi từ 23h ngày 21/7 đến 12h ngày 22/7.
Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp bất động sản trên khắp cả nước nhằm giảm chi phí đầu vào, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời làm ấm lại thị trường sau thời gian dài ngủ đông, khơi thông dòng chảy, tạo nguồn cung phong phú, dồi dào trên thị trường trong thời gian tới.
Tham gia cuộc thi với 15 thí sinh đến từ nhiều địa phương, đoàn đầu bếp Việt Nam đã giành thành tích cao nhất tại Battle of The Pastry & Bakery 2025 ở Malaysia, gồm 16 HCV, 5 HCB, 11 HCĐ và 2 cúp lớn, khẳng định vị thế nghề bánh Việt Nam trên trường quốc tế.
Show diễn hoành tráng của VUNGOC&SON mang tên Paint my love - Nơi pháo hoa rực rỡ chính thức diễn ra vào chiều ngày 20/7 bên dòng sông Hàn - Thành Phố Đà Nẵng thơ mộng, quy tụ gần 300 khách mời.
Hướng đến cột mốc 18 năm hình thành và phát triển, Trần Anh Group triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm với tên gọi “Chốt nhà liền tay – Lãi vay miễn lo” nhằm mang đến giải pháp an cư và đầu tư hiệu quả trong giai đoạn thị trường đang dần phục hồi.
Ngày 21/7, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) chính thức công bố quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Anh Tuấn giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kinh tế Du lịch – đơn vị trực thuộc Hiệp hội.