Lễ hội làng Thổ Hà - lễ hội mang bản sắc văn hóa làng xã Việt Nam

Làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) nổi tiếng với làng nghề làm gốm, các di tích lịch sử cùng các công trình kiến trúc cổ kính của văn hóa làng xã của Việt Nam. Ngoài các sản phẩm làm từ gốm cùng các di tích và kiến trúc cổ ấy thì làng Thổ Hà xứ Kinh Bắc này còn nổi bật với lễ hội truyền thống mang đậm văn hóa làng xã Việt Nam với tên gọi là "lễ hội làng Thổ Hà"

Lễ hội này đã được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ của làng Thổ Hà và vì lễ hội này không có một cái tên riêng mà chỉ dùng tên của nơi tổ chức nó làm tên cho lễ hội, vậy nên mói có tên là " lễ hội làng Thổ Hà".  Làng Thổ Hà có tổng cộng 4 xóm và cứ luân phiên mỗi năm thì mỗi xóm sẽ tổ chức lễ hội truyền thống này.

le-hoi-lang-tho-ha-1676363561.jpgLễ hội làng Thổ Hà được tổ chức từ ngày 20 đến 22 tháng Giêng hàng năm - Ảnh: dantri.com.vn

Lễ hội là dịp để người dân trong làng tỏ lòng biết ơn đối với Thánh thần, Thành Hoàng và vị sư tổ Đào Trí Tiến-là người có công truyền nghề gốm cho người dân trong làng từ khoảng thế kỷ 12. Hiện nay lễ hội vẫn duy trì, lưu giữ gần như nguyên vẹn những nghi thức mang đậm nét văn hóa độc đáo, cổ truyền của người dân nơi đây .

Trong ngày lễ hội, thì Lễ rước là phần quan trọng, đó chính là sẽ có một đoàn rước lễ sẽ di chuyển từ miếu của xóm đến đình làng để tổ chức lễ tế tại đó, trong hành trình của đoàn rước sẽ có các tiết mục nhảy múa kèm nhạc, tạo không khí sôi động trên đường rước lễ từ miếu tới đình làng. Khi đó ấy, các xóm trong làng tổ chức rước kiệu ra đình làng lên đến hàng trăm người, ai nấy đều chuẩn bị cho mình trang phục trang trọng, tươm tất và còn có một quy tắc đó chính là những gia đình có tang gia thì không được tham gia lễ rước-để đảm bảo lòng thành kính đến các vị cổ nhân và thần thánh. Và khi đoàn rước đi qua mỗi nhà, mỗi gia đình hai bên đường đều phải mở cửa và sửa soạn sẵn một mâm lễ vật thật thịnh soạn để nghênh đón và rước Thánh vào nhà. Việc này, vừa thể hiện lòng thành kính đồng thời thể hiện ước vọng được thánh thần che chở, phù hộ cho điều may mắn, tốt lành đối với gia chủ.

le-hoi-lang-tho-ha-9-1676366973.jpg Dẫn đầu đoàn lễ rước là đội múa lân và đội bát nhã đủ cả kèn, trống, nhị, thanh la-Ảnh: plo.vn 

Một hình tượng đặc trưng của lễ rước đó chính là ba vị: Phúc-Lộc-Thọ do người dân trong làng hóa trang thành và cặp Tiên Đồng-Ngọc Nữ (sẽ do trẻ em trong làng hóa trang thành) để tham gia lễ rước. Đi sau 3 ông Phúc - Lộc - Thọ có 4 "ông" Tổng Cờ, Tổng Kiếm, Tổng Tiết, Tổng Chiêng và mỗi ông đại diện cho một đoàn quân.

le-hoi-lang-tho-ha-6-1676366285.jpgBa vị Phúc-Lộc-Thọ do người dân hóa trang- Ảnh: zingnews.vn

le-hoi-lang-tho-ha-8-1676366712.jpgCặp đôi Tiên Đồng-Ngọc Nữ do trẻ em của làng hóa trang- Ảnh: qdnd.vn

Lễ vật dâng thánh thần trong lễ hội sẽ bao gồm một con bò thui được phủ kín bằng lụa đào, do bốn trai đinh của làng rước đến đình để dâng tế; ngoài ra còn có rất nhiều lễ vật được các xóm,  gia đình dâng lên thánh thần trong ngày lễ .

le-hoi-lang-tho-ha-4-1676366124.jpg Thường sẽ luôn có lễ vật là bê thui được quấn trong vải đỏ để dâng lên Thánh Thần-Ảnh: vietnamnet.vn

le-hoi-lang-tho-ha-7-1676366285.jpg Ngoài ra các gia đình còn có các lễ vật riêng của mình-Ảnh: plo.vn

Khi đoàn rước đến khu vực đình làng, các vị chánh tế, thông xướng, độc chúc cùng toàn bộ các bô lão trong ban tế sẽ đón đoàn rước và tiến hành các nghi thức tế lễ long trọng và trang nghiêm.

Sau khi tiến hành xong các nghi thức tế lễ, sẽ đến phần tổ chức các trò chơi dân gian, trong đó có tiết mục biểu diễn dân ca quan họ đặc sắc đậm chất Bắc Bộ thu hút nhiều người dân và du khách thưởng thức.

le-hoi-lang-tho-ha-10-1676367963.jpg Ảnh: plo.vn

Lễ hội làng Thổ Hà là một lễ hội truyền thống, mang trong mình nét văn hóa và bản sắc của người dân xứ Kinh Bắc và đặc trưng nét văn hóa làng xã truyền thống của người dân Bắc Bộ xưa. Chính vì vậy hàng năm lễ hội không chỉ được sự quan tâm của người dân trong làng, mà lễ hội này còn thu hút nhiều du khách từ thập phương đến tham quan, trải nghiệm lễ hội này.