Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Lễ dâng hương tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu – Hùng Chiêu Vương

Sáng ngày 17/5/2024 (tức ngày 10/4 âm lịch năm Giáp Thìn), UBND phường Dữu Lâu phối hợp cùng Liên chi hội đầu bếp Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tại đình Dữu Lâu để tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu – Hùng Chiêu Vương.

Đây là hoạt động nhằm tri ân công đức tổ tiên, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người dân phường Dữu Lâu nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

nguyenxuanquynh8-1716006830.jpg
Các đầu bếp vào hành lễ, dâng hương.

Lễ dâng hương thu hút sự tham dự của gần 200 đầu bếp tài năng đến từ các chi hội, câu lạc bộ, doanh nghiệp và các bạn yêu ẩm thực trên cả nước. Cùng chung tay với các đầu bếp là đông đảo nhân dân phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và du khách thập phương.

nguyenxuanquynh-1715995793.jpg
Ông Nguyễn Xuân Quỳnh - Tổng thư ký Liên chi Hội Đầu bếp Việt Nam.

Dữu Lâu vốn là vùng đất thuộc kinh đô Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước. Nơi đây lưu giữ những di tích thờ tự các Vua Hùng và tướng lĩnh của các đời Hùng Vương. Trong số đó, nổi bật là ngôi miếu cổ thờ Lang Liêu Đại Vương tọa lạc tại phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Theo truyền thuyết và sử sách, Hoàng tử Lang Liêu là con trai thứ sáu của Vua Hùng thứ sáu (Hùng Hy Vương). Ngài sinh ra và lớn lên tại làng Dữu Lâu, được biết đến với phẩm chất thông minh, hiếu thuận và chăm chỉ làm lụng. Qua cuộc thi làm cỗ dâng Vua cha nhân ngày mừng thọ, Hoàng tử Lang Liêu đã sáng tạo ra hai loại bánh độc đáo tượng trưng cho "Trời tròn - Đất vuông" - bánh Chưng và bánh Giầy. Nhờ ý nghĩa sâu sắc và sự khéo léo của mình, Hoàng tử Lang Liêu được Vua cha chọn làm người kế vị, trở thành Vua Hùng thứ bảy hiệu là Hùng Chiêu Vương.

Ngay từ khi lên ngôi, Hùng Chiêu Vương đã thể hiện mình là một vị vua hiền tài, đức độ. Ngài luôn tu rèn bản thân, sống giản dị và lấy nhân nghĩa làm gốc để trị vì thiên hạ. Tâm niệm của Vua Hùng Chiêu Vương là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân và bảo vệ bờ cõi quốc gia. Ngài thường xuyên lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cúng tế trời đất, dâng hương tổ tiên và cầu xin mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, Vua Hùng Chiêu Vương cùng vợ là bà Lăng Thị Tiêu đã lãnh đạo quân dân Văn Lang đánh bại quân xâm lược nhà Ân từ phương Bắc, giữ vững bờ cõi.

Đền thờ Hoàng tử Lang Liêu không chỉ là di tích văn hóa tâm linh mà còn là điểm sinh hoạt cộng đồng quan trọng. Nơi đây góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm công dân và lòng hiếu thảo thông qua hình tượng nhân văn độc đáo của Hoàng tử Lang Liêu. Câu chuyện về Hoàng tử Lang Liêu và hai loại bánh Chưng, bánh Giầy luôn được nhắc lại như một niềm tự hào về nền văn hóa nghìn năm và truyền tải thông điệp về đạo hiếu cùng lối sống trách nhiệm của người Việt Nam.

Một số hình ảnh tại lễ dâng hương: 

nguyenxuanquynh3-1715995851.jpg
nguyenxuanquynh2-1715995848.jpg
 
nguyenxuanquynh5-1715995851.jpg
img-20240517-152118-1715934127.jpg
img-20240517-152031-1715934127.jpg
img-20240517-152014-1715934127.jpg
nguyenxuanquynh9-1716006880.jpg
 
nguyenxuanquynh6-1716006880.jpg
 

 

Bài viết: Lê Tuấn - Ảnh: BTC