Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Khám phá phong cách "Kiến trúc Đông Dương" độc đáo ở ngôi trường có truyền thống hơn trăm năm

Tọa lạc ở 19 Lê Thánh Tông, Đại học Tổng hợp Hà Nội là công trình kiến trúc độc đáo, có ý nghĩa quan trọng trong giá trị văn hóa và nghiên cứu lịch sử.

Tiền thân của Đại học Tổng hợp Hà Nội là Đại học Đông Dương, ngôi trường được thành lập cách đây hơn một thế kỷ (16/5/1906) dưới thời Toàn quyền Pháp là ông Paul Beau. 

Đại học Đông Dương là một cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, là cái nôi đào tạo ra các nhà trí thức có đóng góp lớn cho cách mạng cũng như nền khoa học thế giới và Việt Nam ở thế kỷ XX. Có thể kể đến một vài cái tên như: Tổng bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Họa sĩ Tô Ngọc Vân, …

Đại học Đông Dương do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế, được xây dựng từ năm 1923 - 1926 với phong cách “Kiến trúc Đông Dương” đó là sự kết hợp giữa kiến trúc kinh viện châu Âu với các thành phần và giải pháp kiến trúc bản địa. Sau năm 1954, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Y - Dược tiếp quản cơ sở này. Hiện giờ là khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Dược Hà Nội tiếp quản.

img-2707-compressed-1698053714.jpg
Nằm tại số 19 Lê Thánh Tông, trên nền Đại học Đông Dương cũ, Đại học Tổng hợp là công trình kiến trúc nghệ thuật có ý nghĩa lịch sử và giá trị nghiên cứu vô cùng quan trọng của Hà Nội.
img-2679-compressed-1698053714.jpg
Phong cách “Kiến trúc Đông Dương” là sự kết hợp, pha trộn giữa kiến trúc phương Tây và phương Đông do Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp đề xướng.
img-2727-compressed-1698053715.jpg
Hiện giờ là khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Dược Hà Nội tiếp quản cụm công trình kiến trúc này.
mg-2594-compressed-1698053742.jpg
Tòa nhà thể hiện đặc trưng của phong cách châu Âu là mái nhiều tầng uốn cong, nhiều cửa, cột cao, mái hiên hình vòng cung, …
dai-hoc-tong-hop-2-1698053759.jpg
Cụm công trình kiến trúc này có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc châu Âu với những đường vòng cung tạo độ mở cho không gian và các họa tiết mang đậm nét kiến trúc phương Đông.
dai-hoc-tong-hop-1698053759.jpg
Trong sảnh chính trưng bày tượng của giáo sư Ngụy Như Kon Tum (bên trái) và giáo sư Lê Văn Thiêm (bên phải) là hiệu trưởng và hiệu phó đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
mg-2719-compressed-1698053742.jpg
Cụm công trình số 19 Lê Thánh Tông là tổng hòa của nhiều tòa nhà có kiến trúc độc đáo.
img-2723-compressed-1698053714.jpg
Những khung cửa mang đậm phong cách kiến trúc Pháp và mái nhà theo dạng mặt phẳng nghiêng thuộc phong cách kiến trúc của Việt Nam nhằm thích ứng với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
mg-2669-compressed-1698053741.jpg
Những khung cửa chớp và mái vòm là điểm đặc trưng của phong cách kiến trúc Pháp.
img-2705-compressed-1698053714.jpg
Nét độc đáo trong sự kết hợp giữa nét kiến trúc phương Tây và phương Đông khiến du khách không khỏi thích thú khi được chiêm ngưỡng.
img-2699-compressed-1698053714.jpg
Vào tháng 11/2013, cụm công trình kiến trúc này được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đưa vào danh mục các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá.
mg-2632-compressed-1698053741.jpg
Ngày nay, khuôn viên của Đại học Tổng hợp Hà Nội vẫn là cơ sở giáo dục cho sinh viên và là nơi tụ họp, kỷ niệm của các khóa cựu sinh khác. Du khách ghé thăm cụm công trình kiến trúc này có thể gửi di chuyển bằng xe bus, taxi và xe máy. Nếu di chuyển bằng xe máy du khách có thể gửi xe trong khuôn viên trường với giá 5.000 đồng.

 

Bài và ảnh: Nhật Ánh