Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Du lịch kết hợp giáo dục vì sự phát triển bền vững tại VQG Bidoup Núi Bà

Đây được xem là chương trình thí điểm du lịch kết hợp giáo dục trải nghiệm thực tế vô cùng ý nghĩa cho các bạn học sinh từ tiểu học đến THPT tại TP.HCM, từ 1/7 đến 4/7.

Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà phối hợp với Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức tổng kết chương trình thí điểm Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà (ESD Bidoup), được diễn ra ngày 4/7.

img-3560-1-1720154077.jpg
Ảnh: TT

Chương trình Bidoup ESD đặt mục tiêu phát triển môi trường học tập tương tác và năng động thông qua các hoạt động giáo dục ngoài trời, trải nghiệm thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa địa phương. Những hoạt động này giúp học sinh nâng cao trải nghiệm môi trường tự nhiên, hiểu về bảo tồn đa dạng sinh học và trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó, các em sẽ nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển các kỹ năng cần thiết, đóng góp vào sự phát triển bền vững trong tương lai.

Các hoạt động trong chương trình được xây dựng, phù hợp với từng độ tuổi, kiến thức, tâm lý và thể chất của học sinh. Các nhóm chủ đề chính bao gồm:

img-3582-2-1720153117.jpg
Hướng dẫn viên tại VQG Bidoup - Núi Bà hướng dẫn các bạn học sinh sử dụng ống nhòm trước khi vào rừng. Ảnh: TT

Khám phá thiên nhiên

Các hoạt động này bao gồm nhận dạng cây rừng, khám phá “Thế giới các loài hoa”, trải nghiệm và nghe diễn giải tại tuyến Thiên Thai, khám phá hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại tuyến Hòn Giao. Học sinh sẽ khảo sát các loài côn trùng, lưỡng cư bò sát, xem các loài chim, và tham gia các trò chơi tìm kiếm, quan sát các động vật hoang dã quý hiếm của VQG.

Ngoài ra, khám phá sự thích nghi của cây rừng với môi trường giúp học sinh hiểu về quá trình tiến hóa và thích nghi của thực vật. Các hoạt động như cảm nhận âm thanh và màu sắc của rừng, “lắng nghe thiên nhiên” giúp học sinh nuôi dưỡng mối liên hệ sâu sắc với môi trường tự nhiên.

z5603755866737-2574462043109dc4db48e3199146dc52-1720152465.jpg
Các bạn học sinh trải nghiệm và nghe diễn giải tại tuyến thác Thiên Thai. Ảnh: TT

Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Nhóm hoạt động này nâng cao nhận thức về môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm và hiểu sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. Các hoạt động bao gồm tìm hiểu về giá trị sử dụng của cây rừng và tìm kiếm thức ăn trong rừng, giúp học sinh nhận thức rõ hơn về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

z5603756047587-0b1788861c032fee0646c5c97d042bfc-2-1720153251.jpg
Các em học sinh được trang bị dụng cụ cho buổi học trải nghiệm và xếp hàng trật tự vào VQG. Ảnh: TT

Bảo vệ môi trường

Giáo dục học sinh về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và vai trò của rừng trong việc hỗ trợ các hệ sinh thái đa dạng. Các hoạt động bao gồm ươm và trồng cây rừng, truyền thông bảo tồn và trải nghiệm hoạt động vệ sinh rừng. Những hoạt động này giúp học sinh hiểu rõ hơn về các hành động cụ thể mà họ có thể thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường.

z5603755953840-d48ec7561cf70ccdeda90a0002ec0dcb-1720152469.jpg
Các bé lắng nghe hướng dẫn viên hướng dẫn một số kỹ năng khi vào VQG Bidoup - Núi Bà. Ảnh: TT

Rèn luyện kỹ năng sinh tồn

img-3600-1-1720154137.jpg
Ảnh: TT

Các hoạt động này bao gồm tìm kiếm thức ăn trong rừng, cung cấp kiến thức bản địa về sử dụng cây rừng và huấn luyện kỹ năng sinh tồn nếu bị lạc trong rừng. Học sinh cũng sẽ học cách làm nơi trú ẩn, giúp họ tự tin hơn khi đối mặt với các tình huống khẩn cấp trong môi trường tự nhiên.

Tìm hiểu văn hóa địa phương

Việc lồng ghép văn hóa địa phương vào các hoạt động giúp học sinh trải nghiệm học tập phong phú hơn, nuôi dưỡng ý thức về bản sắc, cộng đồng và trách nhiệm quản lý môi trường. Các hoạt động bao gồm tìm hiểu về truyền thuyết các vị thần và thần nước, văn hóa cồng chiêng, phù hợp với môn Lịch sử và Địa lý ở các cấp học THCS và THPT.

z5602603494790-b14326a8243332d9c8da44fde44dacf8-1720152289.jpg
Ông Nguyễn Lương Minh - Phó Giám đốc VQG Bidoup - Núi Bà. Ảnh: TT

Ông Nguyễn Lương Minh - Phó Giám đốc VQG Bidoup - Núi Bà chia sẻ sau khi kết thúc chương trình thí điểm: "Sau giai đoạn thí điểm, chương trình ESD Bidoup sẽ được điều chỉnh dựa theo góp ý của các bên liên quan để hoàn thiện và phù hợp hơn với điều kiên và nhu cầu thực tế. Sau khi hoàn tất các điều chỉnh cần thiết, chương trình sẽ chính thức vận hành, mang đến những trải nghiệm học tập và giáo dục về môi trường cho nhiều học sinh hơn nữa.

Chúng tôi hy vọng chương trình này sẽ nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ cộng đồng và các bên liên quan, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và bảo tồn thiên nhiên".

z5602603535582-5960c91c7307bf532421dd666a579581-1720152422.jpg
Các bạn học sinh trình bày với ban giám khảo về những điều đã thu nạp trong hành trình. Ảnh: TT
z5602603538553-681b09c7fd785381bd8f9e7967774571-1720152408.jpg
Kết thúc chuổi hành trình các nhóm sẽ làm bài thu hoạch theo mô hình sơ đồ tư duy. Ảnh: TT
z5602603475669-c024d9c2701e994942cc2c0f50182c6e-1720152407.jpg
Ban giám khảo trao tặng giấy chứng nhận tham gia chương trình cùng những phần qua cho các bạn học sinh hoàn thành suất sắc buổi học trải nghiệm ở VQG Bidoup - Núi Bà. Ảnh: TT

Chương trình cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong việc lan tỏa nguồn cảm hứng khám phá học hỏi của các em học sinh cũng như gắn kết giữa thiên nhiên và con người. Từ đó, giúp các em có góc nhìn thực tế, tiếp thu kiến thức sách vở ra đời sống tự nhiên.

Ngân Trần