Cao tốc Dầu Dây - Phan Thiết: nâng cao vị thế du lịch Bình Thuận

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có chiều dài 99 km, quy mô 6 làn xe, tốc độ tối đa cho phép 120 km/giờ đã chính thức đưa vào khai thác trong ngày 29/4 vừa qua. Thời gian từ TP.HCM đến Phan Thiết từ 4-5 giờ di chuyển, giờ đây sẽ rút ngắn chỉ còn 1 giờ 40 phút.

Nhờ sự phát triển vượt bậc về hạ tầng thời gian qua. Phan Thiết được kỳ vọng sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế với nhiều dư địa hấp dẫn cho thị trường đầu tư bất động sản đô thị và du lịch nghỉ dưỡng.

phan-thiet-1683859257.jpgThông cao tốc, du lịch 'cất cánh' - Ảnh 2. Nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Ảnh: Lê Lâm

Kỳ vọng trở thành điểm sáng du lịch

Là tỉnh ở duyên hải cực Nam Trung Bộ, du lịch Bình Thuận bắt đầu tạo dấu ấn với du khách bằng sự kiện nhật thực toàn phần diễn ra ngày 24/10/1995, thu hút hàng trăm nghìn du khách đến Mũi Né, thành phố Phan Thiết để chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và tham quan bờ biển xinh đẹp, mở ra một trang mới cho sự phát triển của hoạt động du lịch ở địa phương.

Phan Thiết sẽ được “nâng cánh” cùng lúc 2 sân bay là sân bay Phan Thiết sẽ đi vào khai thác năm 2023 và sân bay quốc tế Long Thành dự kiến ​​đi vào hoạt động năm 2025. Khi đó, sân bay Phan Thiết và sân bay Long Thành sẽ là động lực phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đồng thời, việc ra mắt cách tiếp cận hàng triệu du khách trong nước và quốc tế sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch và bất động sản nghĩ dưỡng.

Du lịch Bình Thuận có nhiều cơ sở du lịch có quy mô lớn đã và đang đưa vào hoạt động kinh doanh như: Centara Mirage Resort Mui Ne (5 sao), Sân golf PGA Novaworld, Movenpick Phan Thiết,... Song song đó, tỉnh đang tập trung xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường huyết mạch, đường trục ven biển kết nối các điểm du lịch ven biển với các đô thị.

Hạ tầng “nâng cánh” bất động sản du lịch

Giá trị gia tăng của bất động sản (BĐS) gần cao tốc thường được ví như “diều gặp gió” khi thực tế đã chứng minh các khu vực có cao tốc đi qua giá đất đều tăng từ 3-4 lần, thậm chí có nơi tăng gấp nhiều lần.

Thực tế ghi nhận từ một số sàn giao dịch cho thấy giá BĐS dọc cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây năm 2015 - 2016 có giá 40-50 triệu đồng/m2, thì 2019 đã tăng lên 60-80 triệu đồng/m2 sau khi cao tốc thông xe. Các dự án biệt thự mở bán xung quanh khu vực năm 2018 với giá thấp nhất 11,9 tỉ đồng/căn, sau một năm đã tăng lên 15 tỉ đồng/căn.

Cao tốc kết nối nhanh cũng giúp khơi thông tâm lý ngại dịch chuyển, đồng thời kích thích người dân muốn du lịch khám phá những cung đường mới để có thêm trải nghiệm, từ đó hình thành nên những điểm đến mới, sầm uất góp phần phát triển kinh tế, du lịch, thay đổi diện mạo của cả một vùng đất.

Theo ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Từ nền tảng và thương hiệu du lịch Bình Thuận đã được khẳng định trong thời gian qua, được du khách quốc tế và người dân trong nước biết đến, Bình Thuận hi vọng và mong muốn được Trung ương tin tưởng giao đăng cai Năm du lịch quốc gia năm 2023.
Hiện nay, Bình Thuận đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương khẩn trương thi công hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (phía Đông), đoạn qua địa bàn tỉnh; Cảng hàng không Phan Thiết; thi công hoàn thành các trục đường ven biển và tuyến kết nối đường ven biển với Quốc lộ 1A, cao tốc. Đồng thời, tỉnh ưu tiên bố trí nguồn ngân sách và huy động đa dạng các nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh; đầu tư công viên, quảng trường biển, kè biển, bến du thuyền, khu neo đậu tàu thuyền, bãi đậu xe… phục vụ phát triển du lịch. Tỉnh cũng đầu tư phát triển hạ tầng số phục vụ yêu cầu chuyển đổi số và dịch vụ du lịch thông minh, mời gọi đầu tư các Trung tâm thương mại lớn phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và du khách.