Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

5 món đặc sản của Yên Bái mà du khách nhất định phải thử

Nằm ở vùng núi rừng Tây Bắc thơ mộng, Yên Bái ngoài có phong cảnh thiên nhiên đa dạng như: danh thắng hồ Thác Bà, ruộng bậc thang Mù Cang Chải,.. cùng không khí trong lành-khiến bao du khách đổ về mỗi kỳ nghỉ, thì ẩm thực vùng “sơn cước” nơi đây cũng khá độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa và con người ở địa phương.

Xôi trứng kiến

Món xôi trứng kiến là một đặc sản đặc trưng của người Tày. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu bình dị sẵn có trong rừng núi Mù Cang Chải mà người Tày sinh sống. Món ăn thu hút du khách bởi hương bị đặc biệt, thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng.

97-01-1669805298.jpg Xôi trứng kiến-Ảnh: Bách hóa xanh

Món xôi trứng kiến ở Yên Bái được làm từ hai nguyên liệu chính là gạo nếp nương và trứng của kiến đen ở trong rừng. Khi làm người nấu phải chọn loại nếp ngon rồi ngâm với các loại lá đã được tuyển lựa qua nhiều đời để nhuộm mầu. Các loại lá này rất lành, không chỉ làm cho xôi có mầu sắc bắt mắt mà còn làm tăng hương vị cho xôi, sau đó dùng lá dong ngăn chõ thành các ô cho không lẫn màu

Trứng kiến được ướp gia vị trong lá dong, lá chuối chuối sau đó nướng trên bếp củi hoặc bếp than hồng. Tiếp đến người ta sẽ nêm nếm gia giảm như củ kiệu phi với mỡ gà rồi gói trong lá chuối ngự giúp món ăn có mùi thơm đặc trưng, hòa quyện trong từng hạt xôi mềm dẻo.

Khi thưởng thức món ăn đặc biệt này, chắc chắn hương vị độc đáo của ẩm thực vùng Tây Bắc sẽ khiến cho bạn khó mà quên được hương vị món ăn.

Cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nơi đây vốn nổi tiếng với loại nếp có hạt to tròn, trắng tron. Nếp Tú Lệ được ví như “hạt ngọc trời” của vùng thung lũng Tú Lệ bởi có loại gạo đặc sản nổi tiếng của vùng đất Văn Chấn, là nguyên liệu chính làm nên nhiều món ngon trứ danh, trong đó không thể không nhắc đến cốm Tú Lệ.

9702-1669805348.jpg Cốm Tú Lệ Ảnh: Thúy Quỳnh

Để làm ra những mẻ cốm dẻo, xanh, thơm ngọt, người Tú Lệ phải ra đồng từ sớm tinh mơ, lựa chọn những bông lúa to tròn, căng mẩy nhưng thân rơm vẫn còn xanh, gặt chúng về khi còn đẫm sương đêm rồi tuốt bằng tay một cách kỳ công và cẩn thận.

Sau khi tuốt xong sẽ được rang ngay, chảo rang thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Khi rang nếp, người ta để lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã. Cốm sau khi giã xong sẽ gói trong lá dong xanh, vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của lúa.

Cốm Tú Lệ thường được ăn cùng với chuối chín trứng cuốc, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên…

Thịt trâu gác bếp

97-03-1669805384.jpg Trâu gác bếp-Ảnh: MIA.vn

Là món ăn “thương hiệu” mỗi khi nhắc đến ẩm thực vùng núi rừng Tây Bắc. Để làm ra được món này, cần phải hết sức tỉ mỉ và kiên trì. Nguyên liệu làm ra món ăn cũng khá “kén”, phải chọn những con trâu rừng được chăn thả tự do trên nương đồi để lấy thịt và ngay khi giết mổ xong sẽ thực hiện món thịt trâu gác bếp luôn để đảm bảo thịt vẫn giữ được độ tươi ngon. TPhần thịt cần được thái dọc theo thớ, bởi thớ thịt trâu rừng rất săn chắc khi chế biến sẽ loại bỏ hết phần gân và mỡ. Sau đó thịt trâu sẽ được dần cho thật mềm để tiến hành tẩm ướp gia vị trong khoảng 4 tiếng.

Các loại gia vị thường được người dân dùng để tẩm ướp như gừng, tỏi, sả, ớt và mắc khén. Đặc biệt với thịt trâu khô thì không thể thiếu hạt mắc khén. Bởi nếu không cho loại gia vị này vào thì món thịt trâu sẽ không thể ngon và có mùi vị đặc trưng riêng. Tiếp đến là công đoạn cuối để ra món thịt gác bếp, đó là dùng que xiên hoặc lạt buộc để treo lên gác bếp xông khói. Khi treo cần chú ý khoảng cách giữa các miếng thịt để thịt mau khô hơn. Khi thành phẩm trong sẽ có có màu nâu sậm bên ngoài, bên trong thịt màu hồng và thường món ăn sẽ được dùng chung với rượu ngô .

Bánh chưng đen Mường Lò

Mường Lò ngoài nổi tiếng với các cách đồng lúa bạt ngàn, thì nơi đây còn nổi tiếng với món bánh chưng đen- nghe vừa quen lại vừa lạ và cũng như bánh chưng ở miền xui, loại bánh này chỉ được làm vào dịp năm mới.

97-04-1669805427.jpg Bánh chưng đen Mường Lò-Ảnh: báo Văn Hóa​​​​​​​

 

Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, người Thái ở Mường Lò (Yên Bái) lại làm bánh chưng đen để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và trời đất.

Những nguyên liệu để làm bánh chưng đen tuy đơn giản nhưng được chọn lựa kỹ càng. Lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô; gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn; thịt lợn (ngon nhất là thịt ba chỉ) nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Còn để tạo màu cho bánh phải lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.

Để tạo màu đen cho bánh chưng, bà con nơi đây thường lấy thân cây núc nác rồi tước vỏ hoặc dùng hoa của cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, sau đó trộn lẫn với gạo nếp và đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.

Bánh chuối Lục Yên

Chuối là loài cây được trồng khá phổ biến và gắn với đời sống của người dân tộc Tày ở vùng Lục yên, chính vì vậy mà ẩm thực của nơi đây cũng mang trong mình nguyên liệu từ loài cây này-mang trong mình đặc trưng của vùng đất.

Bánh chuối là món ăn chứa đựng giá trị tinh thần được người Tày ở Lục Yên truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bánh chuối thường được dùng làm đồ cúng tế trong những dịp trọng đại của gia đình, dòng họ và dần trở thành đặc sản nổi danh được nhiều thực khách biết đến.

9705-1669805468.png Bánh chuối Lục Yên-Ảnh: Đại Đoàn Kết​​​​​​​

Nguyên liệu làm ra chiếc bánh cũng tương đối đơn giản: chuối sấy khô, gạo, lá chuối, lạc, đường,...

Để làm được một chiếc bánh thơm ngon, giữ được hương vị nguyên vẹn của chuối và có màu vàng như nhúng mật, người địa phương phải chuẩn bị kỳ công từ khi chuối mới ra nải. Khi chuối chín, người ta đem bóc vỏ rồi sấy khô để dành. Khi làm bánh, chuối sấy khô được đem ngâm nước ấm cho mềm rồi đem đi xay thành bột. Phần gạo cần lưu ý là phải lấy từ loại lúa mà người Tày trồng trọt trên vùng đất Yên Bái để khi làm xay ra bột gạo làm bánh thì mới chuẩn vị.  

Bột gạo mang đi xay bột nước cùng với bột chuối trộn đều làm vỏ bánh. Phần nhân bánh cần chuẩn bị khá kỹ càng, đậu phộng được đem đi rang cho đến khi chuyển thành màu vàng và có mùi thơm đặc trưng thì sẽ được đem đi bóc vỏ và giã nhỏ, sau đó mang phần đậu đã rang giã nhỏ trộn với đường và đậu xanh để cho ra phần nhân bánh

Ngoài những món ngon kể trên, nếu có dịp ghé thăm Yên Bái, du khách có thể tìm và mua một số đặc sản không kém phần hấp dẫn khác về làm quà như mận tam hoa , mắc khén, mật ong nhãn Văn Chấn,… Và hy vọng với với bài viết trên sẽ giúp bạn “bỏ túi những món đặc sản vùng “sơn cước” Yên Bái để khi du lịch sẽ phải thưởng thức ngay những món ăn ngon và độc lạ.