Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Xanh thẫm sắc màu nghề vớt lục bình trên sông La Ngà

Trên dòng sông La Ngà, Đồng Nai, hình ảnh những người vớt lục bình giữa nắng chiều tạo nên bức tranh sinh động đầy màu sắc. Họ nhẹ nhàng di chuyển giữa cánh đồng lục bình hệt như những nhạc sĩ cách điệu bản giao hưởng của cuộc sống.

Vớt lục bình là một nghề phổ biến ở những vùng sông nước Nam Bộ. Lục bình là loại thực vật nổi mọc trên mặt nước ở các sông, hồ, ao và kênh mương. Nhiều người cảm thấy phiền toái khi xem lục bình là một loại cỏ dại, nhưng thực sự chúng mang lại nhiều lợi ích. 

0c9bce46f634596a002511-1711547006.jpg
Tại sông La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai vào mùa nước lên rất dễ nhìn thấy hình ảnh xuồng ghe qua lại thu hoạch thân lục bình. 
a18b344a0c38a366fa298-1711547006.jpg
Người vớt lục bình ngồi trên xuồng sử dụng các công cụ thu thập lục bình từ các khu vực mà chúng sinh sống. Sau khi thu thập, lục bình được sắp xếp và loại bỏ các phần không cần thiết rồi bó lại. 
3c3000113b63943dcd7210-1711547004.jpg
Công việc vớt lục bình đòi hỏi sự kiên nhẫn và sức khỏe, đặc biệt là khi làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và trên mặt nước.
c52968d450a6fff8a6b75-1711547006.jpg
Người vớt lục bình cần phải có kỹ năng sử dụng các công cụ như dao, vợt trong sự chòng chành trên thuyền một cách hiệu quả để thu thập lục bình mà không làm hỏng chúng.
94c507383f4a9014c95b6-1711547006.jpg
Hiểu biết về môi trường sống của lục bình là rất quan trọng để có thể thu thập chúng một cách hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên.
e392ba68821a2d44740b2-1711547006.jpg
Sau buổi tâm sự với người dân trong chuyến đi “săn ảnh” của mình, nhiếp ảnh gia Trần Phương cho biết: “Vào buổi chiều khi con nước lên, người dân nơi đây lại đưa thuyền ghe ra sông, bắt đầu công việc vớt lục bình. Họ thu thập thân lục bình rồi bó lại, một bó khoảng 18 kg. 
7abefc74c4066b5832177-1711547005.jpg
Khoảng 16h người dân tụ tập lại chỗ tập kết là một bến nhỏ tự phát, chờ đợi thương lái đến lấy hàng. Giá một ký thân lục bình là 9 nghìn đồng. Chiều chiều bọn trẻ trong xóm lại rủ nhau ra bến nhỏ vừa đợi bố mẹ kết thúc công việc, vừa bày nhau những trò chơi thân quen của tuổi thơ”. 
f3d0e70bdf79702729689-1711547005.jpg
Nghề vớt lục bình không chỉ mang lại thu nhập cho người dân mà còn đóng góp vào việc duy trì môi trường sống cho cá và các loài động vật khác trong hệ sinh thái nước ngọt. Thân lục bình sau khi phơi khô, qua bàn tay của các thợ thủ công có thể làm ra các món đồ mỹ nghệ bền đẹp.  
Y Thanh - Ảnh: Trần Phương