Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Top những đặc sản "khó cưỡng" của vùng đất Bắc Ninh (Phần 1)

Vùng đất Bắc Ninh xưa không chỉ nổi tiếng với làn điệu Quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ,.. thì vùng đất thuộc xứ Kinh Kỳ này còn có những đặc sản làm cho thực khách khó quên khi đã nếm qua.

1. Nem làng Bùi

nem-lang-bui-1678095797.jpg Ảnh: vnexpress

Là món ăn làm từ thịt được lên men, nem từ lâu đã là món ăn quen thuộc, dân dã của người Việt. Khi đến Bắc Ninh và muốn tìm hiểu về các đặc sản nơi đây, thì nem làng Bùi được xem là loại nem có tiếng nhất trong khắp đất Bắc Ninh, vì loại nem này có xuất xứ ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, thế nên mới có tên là nem làng Bùi để phân biệt với các loại nem khác. Nem làng Bùi từ để cho ra thành phẩm ngay từ khâu nguyên liệu chuẩn bị đến khâu chế biến, đóng gói đã phải rất tỉ mỹ cẩn thận để làm ra những chiếc nem chuẩn vị làng Bùi.

Khi ăn thử nem làng Bùi thực khách sẽ cảm được phần vỏ bánh làm từ gạo rang xay nhuyễn, còn phần nhân thịt heo tạo nên hương vị bùi béo thơm lừng. Và thông thường thì nem làng Bùi khi ăn sẽ được cuốn bằng lá sung hoặc lá đinh lăng chấm với tương ớt hay nước mắm. Và khi ăn thử bạn sẽ cảm nhận được vị chát của lá sung, vị ngọt của thịt và mùi thơm lừng của thính khiến thực khách ăn rồi "nhớ mãi" vị nem thương hiệu của xứ Kinh Bắc.

nem-lang-bui-2-1678099294.jpg Ảnh: Internet

nem-lang-bui-3-1678099294.jpg Ảnh: Internet

2.  Tương Đình Tổ

tuong-dinh-to-1678099874.jpg Ảnh: Internet

Nếu tương Bần là loại tương nổi tiếng của Hưng Yên thì tại Bắc Ninh có tương Đình Tổ, là xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành là nơi có làng nghề truyền thống làm ra loại tương đặc trưng của vùng đất này, vì vậy đặc sản này mới mang trên mình cái tên tương Đình Tổ.

Thành phần chính để ủ ra loại tương này là đậu nành, bắp và nếp cái hoa vàng. Khi ra thành phẩm tương Đình Tổ có màu vàng nâu khá đặc biệt cùng vị thơm đặc trưng của tương nhờ vào phần bắp lên men tự nhiên, cùng mùi thơm của nếp hòa quyện mùi thơm của đậu nành rang đã  làm "kích thích" khứu giác và thị giác của người ăn. Lúc thưởng thức thực khách sẽ cảm nhận được độ sánh, mịn và bùi béo, có độ ngọt tự nhiên, độ mặn vừa phải tạo nên vị đặc trưng của tương Đình Tổ chính hiệu. Tương thường được dùng để chấm rau, chấm với các loại thịt,... tùy vào sở thích cá nhân. Và nếu là một người ăn chay hoặc có sở thích chấm tương thì bạn nên mang về cho mình một phần tương Đình Tổ để thưởng thức nhé.

tuong-dinh-to-2-1678099874.jpg Ảnh: thegioiamthuc.com

tuong-dinh-to-3-1678099874.jpg Ảnh: voso.vn

tuong-dinh-to-4-1678100225.jpg Ảnh: digifood.vn

3. Bánh tẻ làng Chờ 

banh-te-lang-cho-2-1678101994.jpg Ảnh: Internet

Là món bánh truyền thống ở vùng Bắc Bộ làm từ bột gạo tẻ, mộc nhĩ, thịt heo được gói ngoài bằng lá dong và được luộc chín. Bánh tẻ còn được gọi với tên là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì trông chúng có hình dáng giống cái răng bừa. Cái tên làng Chờ xuất phát từ nơi làm ra đặc sản này đó là ở thị trấn trấn Chờ, huyện Yên Phong.

Bánh tẻ có hình thon dài, có màu ngà (hoặc trắng tùy vào người làm), cùng hương thơm thanh mát của lá dong được luộc chín quyện với mùi bột gạo từ bánh. Bánh tẻ Chờ độc đáo ở chỗ là bánh có độ dẻo, giòn chứ không nhão, nát như các loại bánh khác, phần nhân của bánh thì không phải "chê" bởi lúc ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà của thịt, độ giòn của nấm mộc nhĩ, hòa cùng mùi thơm của hành cùng một chút độ béo tự nhiên của phần thịt với bột bánh tạo thành, chắc hẳn khi ăn một lần sẽ khiến các vị khách dù là khó tính cũng phải "xiêu lòng" trước món ăn dân giã nhưng đậm đà hương vị như bánh Tẻ làng Chờ.

banh-te-lang-cho-5-1678102096.jpg Ảnh: laodong.vn
 banh-te-lang-cho-3-1678101994.jpgẢnh: vietnamnet