Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

5 đặc sản của Tuyên Quang khiến bao thực khách "xao xuyến" khi ăn

Khi nhắc Tuyên Quang thì hẳn bạn sẽ liên tưởng đến các địa điểm nổi tiếng như Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào hay suối khoáng Mỹ Lâm,... cùng các loại hình du lịch vô cùng đa dạng, đặc sắc. Song song với đó thì ẩm thực của Tuyên Quang cũng là điều khiến bao du khách phải "xao xuyến" khi nếm thử.

Khi nhắc đến ẩm thực Tuyên Quang, ta không thể nhắc đến các món "thương hiệu" như: bánh gai Chiêm Hóa, gỏi cá bỗng sông Lô, ...

1. Bánh gai Chiêm Hóa

Là một loại bánh đặc trưng của người dân tộc Tày, từ lâu loại bánh này đã trở thành đặc sản, một thương hiệu nổi tiếng nhất không chỉ riêng đất Thành Tuyên mà còn cả trong và ngoài nước. Bánh gai thường được làm vào mỗi dịp Rằm tháng 7 Âm Lịch ( dịp lễ Vu Lan) người dân nơi đây thường làm nghề bánh để cúng tổ tiên. Hiện nay thì bánh gai được người dân làm thường xuyên để phục vụ khách di lịch làm quà khi ghé thăm Chiêm Hóa. Để làm ra món bánh gai, trước tiên cần phải chọn thật kỹ lưỡng từng nguyên liệu, đảm bảo ngon sạch thì chất lượng của bánh với ngon. Mọi người thường sử dụng lá gai tươi để làm bánh. 

Gạo nếp được xay mịn, gạo phải chọn là gạo nếp cái hoa vàng hoặc là gạo nếp dẻo thơm, hiện nay mọi người chọn bột gao nếp có sẵn để không tốn công chế biến Đậu xanh sau khi ngâm trước qua với nước, sau đó hấp chín, giã nhuyễn. Thịt mỡ sơ chế sạch, luộc chín, cắt thành miếng nhỏ ướp cùng đường cho giòn. Trộn đậu xanh giã nhuyễn, thịt mỡ, đường, cùi dừa trộn đều, viên thành những viên nhân vừa đủ.  Trộn bột gạo nếp cùng đường mía và lá gai đã qua sơ chế, nhào thật kỹ, cho vào cối giã đến khi thành một khối bột dẻo mịn , sau đó chia vỏ bánh thành những phần bằng nhau, nhấn dẹt cho nhân vào giữa và vo tròn lại, rắc thêm một chút vừng rang cho thơm

Tiếp đến là đặt bánh vào giữa lá chuối gói lại (lá chuối được phơi khô để sạch, quyệt một lớp dầu ăn lên lớp bên trong lá chuối không bị dính), hơi nhấn bánh cho dẹp xuống và buộc dây lạt cho chắc. Bánh sau khi được gói xong, thì mang hấp khoảng 2 giờ, bánh chín vớt ra để nguội rồi gói bánh và cất. Đặc biệt bánh có thể để được 3-4 ngày trong nhiệt độ thường, ở nhiệt độ lạnh như tủ lạnh thì thì có thể để được 7-9 hôm.

banh-gai-chiem-hoa-1671447049.jpg Ảnh: cungphuot

banh-gai-chiem-hoa-2-1671447049.jpg Ảnh: luhanhvietnam

2. Cam sành Hàm Yên

Loại cam top 10 loại trái cây nổi tiếng nhất của Việt Nam này có sự tích khá xa xưa, câu chuyện từ xa xưa kể lại thì cam sành Hàm Yên có nguồn gốc từ bản Mường. Đến khoảng những năm 1890, có hai cụ già người dân tộc đang đi bẫy thú ở núi Quan Tiên, huyện Hàm Yên thì bắt gặp những cây mọc ngang tầm với, quả vàng trĩu cành nên hái xuống ăn thử. Thấy thứ quả lạ có vị ngọt đậm, thanh mát, lại khiến người tỉnh táo lạ kì nên hai cụ mang về trồng trong vườn nhà rồi nhân giống ra khắp vùng Hàm Yên, Tuyên Quang. 

So với những giống cam khác trên cả nước thì cam sành Hàm Yên được đánh giá có vị ngọt thanh, hương thơm dịu và hấp dẫn hơn cả. Cam khi chín thì chuyển sang vàng óng, trái căng mọng, lốm đốm đặc trưng. Vỏ cam sành Hàm Yên khá mỏng và sần nhẹ lúc chín. Thông thường, quả cam khi thu hoạch sẽ có kích thước vừa bằng lòng bàn tay. Khi chọn mua cam, du khách nên lựa những quả chín, vàng đều, không bị rám hay thâm.  Mùa cam sành Hàm Yên thường bắt đầu từ tháng 11 cho đến khoảng tháng 2, tháng 3 năm sau. Du khách nếu muốn thưởng thức những trái cam chín mọng, vừa được thu hoạch từ vườn có thể ghé thăm huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trong khoảng thời gian này.

cam-sanh-ham-yen-2-1671447523.jpg Ảnh: Vietnamtravellog

cam-sanh-ham-yen-3-1671447546.jpg Ảnh: Pinterest

3. Gỏi cá bỗng sông Lô

Nhắc đến đặc sản Tuyên Quang, thực khách không thể không kể đến món gỏi cá bỗng sông Lô. Đây là món “khoái khẩu” được “cánh mày râu” yêu thích, xuất hiện trong những bữa cơm hàng ngày hay tiệc chiêu đãi khách quý. Cá bỗng được biết trước kia là cá dùng để "tiến vua".  Loại cá tiến vua này thịt rất chắc, khi làm gỏi chấm với "chẻo" sẽ có hương vị đặc trưng khó quên. Có lẽ nhờ cách chế biến độc đáo của người dân nơi đây mà món gỏi cá bỗng sông Lô ngày càng được nhiều thực khách xa gần ưa chuộng. 

Điểm đặc biệt nhất là gỏi cá bỗng sông Lô không sử dụng thính gạo như các món gỏi khác. Đồng bào dân tộc Tày ở Tuyên Quang thường dùng chính xương cá bỗng băm nhỏ, rang vàng, xay mịn rồi trộn đều với gia vị, ướp cùng những lát cá thái mỏng. Gỏi cá bỗng thường ăn kèm với các loại rau thơm, rau rừng như lá tía tô, đinh lăng, đọt cóc, cúc tần, lá quế vị, lá đại bi... Không chỉ để món ăn thêm phần thơm ngon, các loại lá này có nhiều công dụng với sức khoẻ như lá đại bi giúp giảm đau nhức xương; lá cúc tần giảm căng thẳng; lá lộc vừng tốt cho tiêu hoá...  Vì là món gỏi  đặc sản của vùng Tuyên Quang nên nước chấm cũng sẽ khác biệt. Nước chấm làm từ phần thừa và xương cá sẽ được băm nhỏ, rang lên, phi thơm cùng hành tỏi và các gia vị khác với tỷ lệ riêng, tạo nên thứ nước chấm sánh mịn thơm ngon, gọi là "chẻo". Khi thưởng thức, thực khách cuốn lát cá mỏng với rau sống, chấm kèm “chẻo” rất thơm ngon.

goi-ca-bong-song-lo-1671448035.jpg Ảnh: Chang's Restaurant

4. Hồng ngâm Xuân Vân

Là đặc sản của vùng Yên Sơn (Tuyên Quang), hồng ngâm Xuân Vân có đặc điểm là quả thuôn dài, có từ 3 - 4 rãnh dọc kéo dài từ cuống đến giữa quả,  quả to bằng quả trứng gà so, khoảng 15-20 quả/kg, vỏ xanh bóng chen lẫn những ánh vàng. Mỗi quả có 4 tai dính liền rất khó rụng. Quả hoàn toàn không hạt, mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 - 12 cánh đều nhau. Hồng ngâm Xuân Vân sau khi ngâm qua nước sạch trong 2 ngày 2 đêm là có thể ăn được và đặc biệt là hương vị của hồng ngâm rất thơm. Một lý do hồng ngâm được nhiều người ưa thích là vì hàm lượng dinh dưỡng cao bởi ngoài việc cung cấp đường, vitamin C thiết yếu cho cơ thể, quả hồng ngâm còn cung cấp một số dưỡng chất như kali, phốt pho, sắt... đặc biệt là không chứa cholesterol và chất béo.

hong-ngam-2-1671448681.jpg Ảnh: doanhnghiephoinhap

hong-ngam-1671448662.jpg Ảnh: doanhnghiephoinhap

5. Nộm da trâu

Là một trong những món đặc sản độc đáo của người dân tộc Tày, món nộm thường được chế biến và dùng trong các buổi tiệc hay dịp trọng đại của người dân tộc Tày

Với nguyên liệu chính từ da trâu, cách làm món nộm da trâu cũng khác biệt rất nhiều so với các món nộm khác. Chủ yếu là trong cách chế biến da trâu sao cho trở nên mềm và dễ ăn. Đầu tiên trâu sau khi được lột da sẽ được hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã để làm sạch lông bám trên đó. Sau khi đã làm sạch và ngâm nước vừa đủ thì người làm sẽ đem da trâu đã làm sạch đi luộc trong khoảng từ 1 – 2 giờ.  Chờ đến khi da trâu đủ độ chín thì sẽ được vớt ra, dùng một con dao thật sắc để thái miếng da trâu thành những lát mỏng. Thật kỳ lạ là sau quá trình sơ chế miếng da trâu được thái ra có màu vàng đẹp mắt, chứ không còn màu đen xì và dày bịch như lúc đầu nữa.

Da trâu thái xong được bỏ ra bát và nêm nếm các loại gia vị như lạc rang sẵn, mùi ta, rau thơm, hạt mắc khén, vị chua của nước măng. Các nguyên liệu này được trộn đều lên và lúc đó bạn có thể thưởng thức được món nộm da trâu.  Hiện nay, nộm da trâu đã và đang là món đặc sản nổi tiếng của huyện Lâm Bình nói riêng và của tỉnh Tuyên Quang nói chung. Các du khách khi đi du lịch qua vùng này đều không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn đặc biệt này.

 

nom-da-trau-1671449087.jpeg Ảnh: mia

nom-da-trau-2-1671449199.jpg Ảnh: daidoanket

Các món vừa được kể trên là một trong những đặc sản của tỉnh Tuyên Quang, ngoài các món đã kể thì nơi đây còn các đặc sản khác như: trâu gác bếp, măng khô,... Và nếu là một người yêu thích ẩm thực vùng núi Đông Bắc thì hãy trải nghiệm ngay nhé.