Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Thái Lan thúc đẩy thị thực chung với Việt Nam và 4 nước Đông Nam Á: Mở cửa cho sự liên kết du lịch

Thị thực chung được kỳ vọng có thể thu hút du khách đi đường dài đưa ra quyết định đến thăm Đông Nam Á dễ dàng hơn.

Theo báo Economic Times, Thủ tướng Thái Lan, Srettha Thavisin, đã cam kết nâng cao vị thế của Thái Lan từ một điểm nóng du lịch sang một trung tâm hàng không và hậu cần. Ông Thavisin đã chia sẻ ý tưởng thị thực chung giống như Schengen của Liên minh châu Âu (EU) với các đối tác từ Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar và Việt Nam trong những tháng gần đây. Ý tưởng này nhằm tạo điều kiện cho việc di chuyển một cách dễ dàng hơn cho du khách giữa 6 quốc gia láng giềng, sử dụng một loại thị thực chung.

trangan-1712619039.jpeg
Du khách nước ngoài đi thuyền thăm thắng cảnh Tràng An - Ninh Bình. Ảnh: TTXVN

Sự ủng hộ tích cực từ phía hầu hết các nhà lãnh đạo đối với ý tưởng thị thực chung chứng tỏ Thái Lan đang tập trung vào du lịch, mục tiêu là tạo ra doanh thu cao hơn từ mỗi du khách và hỗ trợ cho nền kinh tế trước những thách thức như việc xuất khẩu chậm chạp và nhu cầu toàn cầu yếu đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất của đất nước.

Dữ liệu chính thức cho thấy rằng 6 quốc gia Đông Nam Á đã thu hút tổng cộng 70 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2023. Thái Lan và Malaysia đã chiếm hơn một nửa tổng doanh thu, đạt khoảng 48 tỉ USD từ du lịch.

Thị thực chung là một phần của những sáng kiến lớn hơn trong lĩnh vực du lịch của Thái Lan, nhằm mục tiêu lâu dài. Ngành công nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan, chiếm khoảng 20% tổng số việc làm và góp phần đến 12% trong nền kinh tế trị giá 500 tỉ USD của đất nước.

b2ap3-large-shutterstock-529323232-1712590509.jpeg
Thái Lan muốn tận dụng chính sách thị thực chung này để đàm phán với các nước trong liên minh châu Âu, tiến tới đạt thỏa thuận miễn visa giữa Schengen và nhóm ASEAN này. Ảnh: Pacific Cross VN

Marisa Sukosol Nunbhakdi, cựu Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Thái Lan, nhấn mạnh: "Thị thực chung có thể thu hút du khách đi đường dài và giúp họ ra quyết định dễ dàng hơn." Bà cũng đề xuất kéo dài thời hạn hiệu lực của thị thực lên 90 ngày, so với thời hạn thông thường là 30 ngày, để làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn.

Chính sách này được ví như "visa Schengen kiểu châu Á". Mô hình thị thực chung Schengen của EU cho phép du khách di chuyển tự do giữa 27 quốc gia không có biên giới kiểm soát trong khối liên minh châu Âu. Thái Lan muốn tận dụng chính sách thị thực chung này để đàm phán với các nước trong liên minh châu Âu, tiến tới đạt thỏa thuận miễn visa giữa Schengen và nhóm ASEAN này. Nếu sáng kiến thành công, khách du lịch chỉ cần xin visa một trong 6 nước Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia, Malayisa là có thể thoải mái di chuyển, tham quan các nước còn lại.

Dù vậy, theo giáo sư tại Đại học Chulalongkorn - Thitinan Pongsudhirak, thỏa thuận thị thực chung sẽ là "khó khăn và thách thức" bởi các nước phải đạt được tiêu chuẩn chung trong chính sách nhập cảnh và nhiều nước trong khối vẫn có thành tích chưa cao trong đón khách quốc tế.