Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Liên chi hội Khách sạn Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh doanh khách sạn tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”

Hội thảo được tổ chức vào ngày (7/12) tại Khách sạn Rex (TP. Hồ Chí Minh) nhằm thảo luận các đề xuất góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống lưu trú du lịch.
co-lan-1670485850.jpg  Bà Cao Thị Ngọc Lan (thứ hai từ trái qua-Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam)-Ảnh: Đức Anh

 Hội thảo có sự tham dự của ông Hà Văn Siêu (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch), bà Lưu Hương Hoài (Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch), TS. Nguyễn Anh Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch), bà Cao Thị Ngọc Lan (Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam), bà Đỗ Hồng Xoan (Chủ tịch Liên chi hội Khách sạn Việt Nam), cùng đại diện của các hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trong và ngoài nước cùng các công ty cung ứng dịch vụ và cơ sở đào tạo cho lĩnh vực du lịch.

chu-sieu-1670485891.jpg Ông Hà Văn Siêu (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch)-Ảnh: Đức Anh
co-xoan-1670485941.jpg Bà Đỗ Hồng Xoan (phía bên trái-Chủ tịch Liên chi hội Khách sạn Việt Nam)-Ảnh: Đức Anh

Tại hội thảo, bà Lưu Hương Hoài thông tin một số thành tựu trong hoạt động du lịch: “ Cùng với sự lớn mạnh của ngành Du lịch, giai đoạn 2011-2019 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, ngày càng đa dạng về loại hình, cách thức vận hành và hình thức sở hữu, quản lý, đáp ứng nhu cầu của hàng chục triệu lượt khách mỗi năm ở các mức chi tiêu khác nhau, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những mô hình mới cạnh tranh mạnh mẽ với các cơ sở lưu trú truyền thống. Những tập đoàn khách sạn lớn có thương hiệu trên thế giới từ nhiều năm như Hyatt, Intercontinental, Accor, Sheraton, Hilton, IHG... đã giúp người lao động Việt Nam trưởng thành qua thời gian tiếp cận với công nghệ quản lý tiên tiến, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Sự lớn mạnh của các tập đoàn khách sạn do người Việt đầu tư và quản lý, hình thành những thương hiệu Việt nổi tiếng được đánh giá cao như Vinpearl, Saigontourist, Mường Thanh.. đã thể hiện năng lực ngày càng cao của nhà đầu tư và quản lý người Việt.”

co-hoai-2-1670486020.jpg  Bà Lưu Hương Hoài (Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch)-Ảnh Đức Anh

Và bà Hoài cũng nêu ra những khó khăn cũng như giải pháp với tình hình hoạt động lưu trú du lịch hiện nay. Cụ thể: “Khi du lịch thế giới phục hồi, chúng ta phải đối mặt với cạnh tranh giữa các quốc gia và các điểm đến trên toàn cầu nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch được lựa chọn. Điều kiện mới, hoàn cảnh mới, cơ hội mới cần tư duy và cách làm mới. Trong bối cảnh hiện nay, thế giới có nhiều bất ổn, hoạt động lưu trú du lịch cần được tổ chức an toàn, khoa học với sự phối hợp thống nhất, đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp và du khách để đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu, yêu cầu phát triển bền vững, chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn phục hồi thị trường du lịch quốc tế từ năm 2023./.”

Đóng góp cho hội thảo, TS.Nguyễn Anh Tuấn đã trình bày tham luận: “Tình hình phát triển du lịch và cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2022-2025”. Trong đó ông đã nêu lên các giải pháp phát triển cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2023 – 2025- ông cho nêu: “Cần chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng và có sức cạnh tranh; Phát triển đa dạng các loại hình lưu trú để đáp ứng nhu cầu nhiều phân khúc thị trường; Tăng cường ứng dụng công nghệ tại các cơ sở lưu trú; Phát triển các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu thuận lợi.”

Cũng tại cuộc hội thảo này, ông Paul Stoll - TGĐ tập đoàn Imperial, Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng KSDL quốc tế Imperial đã có phát biểu về yếu tố nguồn nhân lực trong ngành du lịch .

hieu-truong-1670486080.jpg Ông Paul Stoll (TGĐ tập đoàn Imperial, Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng KSDL quốc tế Imperial)-Ảnh: Đức Anh

Ông Paul Stoll chia sẻ: “Phải đưa các tiêu chuẩn vận hành thực tế tại doanh nghiệp để trở thành tiêu chuẩn đào tạo tại các trường để chuẩn hoá nhân sự trong ngành. Dù ở hệ đào tạo nào, cao đẳng, cử nhân hay sau đại học, các cơ sở đào tạo đều tham gia việc chuẩn hoá chất lượng này. Mỗi người trong ngành luôn hỏi sao rất ít nhân sự có tay nghề đáp ứng được yêu cầu làm việc của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý các bộ ngành, các nhà đầu tư, nhà phát triển, đơn vị vận hành cần phải đồng bộ cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực này”.