Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Lễ hội Quan Thế Âm: nét văn hóa mang đậm dấu ấn Đà thành

Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những lễ hội có quy mô bậc nhất ở Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung. Đây là lễ hội văn hóa thường niên diễn ra vào ngày 19/2 âm lịch được đông đảo khách du lịch Đà Nẵng tham gia.

le-hoi-quan-the-am-da-nang-long-trong-1676444667.jpgLễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng long trọng, Ảnh: Internet

Thời gian và địa điểm tổ chức?

Địa điểm diễn ra lễ hội: khu du lịch Ngũ Hành Sơn của thành phố Đà Nẵng. Quay ngược dòng thời gian lịch sử, Lễ hội Quán Thế Âm này tổi chức lần đầu ở năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tại động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn.

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng diễn ra vào ngày 19 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Lễ hội thường tổ chức trong 3 ngày với hai phần: phần lễ, phần hội. Lễ hội Quán Thế Âm mang nhiều giá trị to lớn về phong tục và văn hóa vùng miền.

khu-vuc-trung-tam-le-hoi-quan-the-am-da-nang-1676444750.jpgKhu vực trung tâm Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng, Ảnh: Internet

Tham gia lễ hội Quan Thế Âm là trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn trong chuyến hành trình khám phá du lịch Đà Nẵng. Lễ hội dân gian này được tổ chức ở khu du lịch Ngũ Hành Sơn và mang đậm yếu tố tín ngưỡng của đạo Phật. Đây là dịp cầu cho quốc thái dân an, mọi người có cuộc sống no đủ, bình yên và may mắn.

le-hoi-quan-the-am-da-nang-bao-gom-5-noi-dung-chinh-1676444849.jpgLễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng bao gồm 5 nội dung chính, Ảnh: Internet

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn - nét văn hoá tâm linh độc đáo

Cùng với lễ hội Cầu ngư, lễ hội Quán Thế Âm là nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân Đà Nẵng. Cùng khám phá ngay những nghi thức độc đáo và các hoạt động vui chơi - giải trí cực thú vị tại đây!

Phần lễ - màu sắc lễ nghi Phật Giáo linh thiêng

Phần lễ của lễ hội Quan Thế Âm ở Đà Nẵng bao gồm những nghi lễ thuộc về tín ngưỡng Phật giáo như:

  • Lễ rước ánh sáng được tổ chức vào 18/02 Âm lịch, gồm rước kiệu, rước đuốc, múa lân, múa rồng.
  • Lễ khai kinh được diễn ra vào sáng sớm của ngày 19/02 Âm lịch để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
  • Lễ trai đàn chẩn tế tổ chức vào sáng ngày 19/02 Âm lịch để cúng thập loại chúng sinh và cầu siêu cho những người đã mất.
  • Lễ thuyết giảng về Quan Thế Âm Bồ Tát diễn ra vào sáng ngày 19/02 Âm lịch để ca ngợi tấm lòng từ bi của Đức Phật và cầu nguyện cho đời sống nhân dân ấm no, đất nước thịnh vượng.
  • Lễ rước tượng Quán Thế Âm diễn ra vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19/02 Âm lịch để cầu nguyện cho ngư dân đi biển và những người làm ăn trên sông nước được bình an, may mắn.
  • Phần lễ còn có nhiều hoạt động khác như lễ hóa trang Quan Thế Âm, lễ tạ pháp dàn hoa đăng…

le-hoi-quan-the-am-da-nang-duoc-rat-dong-du-khach-tham-gia-1676444956.jpgLễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng được rất đông du khách tham gia, Ảnh: Internet

 Lễ rước tượng Quán Thế Âm

Đây là phần lễ quan trọng nhất của lễ hội Quán Thế Âm. Lễ được tổ chức vào đúng 10h sáng ngày 19/2 âm lịch, sau bốn nghi lễ ở trên. Sẽ có bốn người khiêng kiệu có tượng Phật bà đi trước và các đồng bào Phật tử đi theo sau. Cung đường của kiệu bắt đầu từ chùa rồi đi xuống con thuyền đậu trên sông Cầu Biện. Thuyền sẽ được chạy vòng vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ rước tượng Quán Thế Âm chủ yếu cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, làm ăn trên sông nước thuận lợi bình an, không gặp thời tiết khắc nghiệt.

le-hoi-duoc-to-chuc-tai-chua-quan-am-o-ngu-hanh-son-da-nang-1676445062.jpgLễ hội được tổ chức tại chùa Quan Âm ở Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, Ảnh: Internet

Ngoài 5 nghi lễ trên, lễ hội Quán Thế Âm còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) cầu nguyện quốc thái dân an. Lễ tế xuân này thường được tổ chức vào buổi tối ngày 18/2 âm lịch. Trong phần lễ tế xuân, các bô lão của các phường Hòa Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tề, tay cầm theo cờ lọng, đuốc và lồng đèn.

Có thể nói Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện đến với đấng tối cao, nguyện cho dân tộc quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ngày càng thịnh vượng. Lễ hội này cũng là dịp để cho mọi người, mọi giới chan hòa với nhau trong ngày hè, hòa mình vào bản sắc dân tộc để ngày càng tốt đẹp hơn.

le-hoi-quan-the-am-da-nang-duoc-chinh-quyen-to-chuc-rat-trang-trong-1676445206.jpgLễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng được chính quyền tổ chức rất trang trọng, Ảnh: Internet

Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn là dịp để quảng bá sâu rộng hình ảnh, sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng, đồng thời là dịp để mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, du lịch, tôn giáo,...

Song song đó, hoạt động cùa Lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng, đại diện cho bản sắc văn hóa của thành phố được lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để du khách, các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội các hoạt động Lễ hội và du lịch trên địa bàn thành phố.