Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Hội Xuân Núi Bà Đen: lễ hội tâm linh vùng đất thánh Tây Ninh

Hội Xuân Núi Bà Đen Tây Ninh là một dịp lễ lớn trong năm của người dân Tây Ninh kéo dài suốt tháng giêng âm lịch. Nếu như bạn có dịp du lịch Tây Ninh thì nên chọn thời điểm này để có những trải nghiệm thú vị. Khám phá để biết thêm những nét đặc sắc của Hội Xuân Núi Bà Đen Tây Ninh nhé!

Diễn ra thường niên tại khu du lịch núi Bà Đen vào những ngày đầu năm mới, Lễ hội xuân núi Bà Đen là lễ hội lớn và được người dân Tây Ninh đón đợi nhất trong năm. Hội xuân đặc trưng với những nghi thức trang nghiêm bày tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu, là nơi người dân đến cầu nguyện cho một năm mới ấm no, an bình.

Đây cũng là dịp để du khách thập phương ngắm nhìn không gian đậm sắc xuân rực rỡ tại núi Bà Đen, tận hưởng không khí nhộn nhịp tươi vui của lễ hội, và hoà vào nhịp sống văn hoá tâm linh của người dân Tây Ninh.

cu-moi-nam-tet-den-xuan-ve-la-nui-ba-den-tro-nen-nhon-nhip-hon-han-1674026034.jpgCứ mỗi năm Tết đến xuân về là núi Bà Đen trở nên nhộn nhịp hơn hẳn, ảnh: MXH

Hàng năm có hai Lễ hội núi Bà Đen được nhiều người biết đến, đó là hội Xuân núi Bà diễn ra từ đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng Âm lịchhội Vía Bà được tổ chức từ ngày 4-6 tháng 5 Âm lịch

Địa điểm: Khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

khong-khi-trang-trong-va-uy-nghiem-bao-trum-xung-quanh-noi-nay-1674026584.jpgKhông khí trang trọng và uy nghiêm bao trùm xung quanh nơi này, ảnh:MXH

Trong đó Lễ Vía Bà được xem là lễ hội chính trong năm, tuy nhiên người ta thường nói “Đi chùa quanh năm không bằng rằm tháng giêng” cho nên vào những dịp tết đến xuân về núi Bà Đen lại trở nên nhộn nhịp hơn hẳn.

hoi-xuan-nui-ba-den-tay-ninh-1674026267.jpgBắt đầu với lễ Mộc Dục vô cùng thiêng liêng | Ảnh: Mia

Lễ hội núi Bà Đen khởi đầu bằng lễ Mộc Dục hay còn gọi là lễ tắm tượng. Lễ này là một nghi thức cực kỳ thiêng liêng chính vì vậy mà điện thờ sẽ được đóng kín và không ai được phép đặt chân vào nếu không phải là người làm lễ. Lúc này 6 ni cô của chùa sẽ có nhiệm vụ tiến hành các nghi thức Mộc dục cho tượng Bà Đen. Khi nghi thức tắm và thay áo cho tượng Bà vừa kết thúc, các phụ nữ lại thắp nhang vái lạy Bà, lúc này nhang đèn trong điện cũng được thắp lên và các cửa điện mở ra cho khách hành hương vào lễ bái. 

Trong suốt ngày này tại Điện Bà diễn ra các nghi thức lễ hội dân gian gồm hát bóng rối chào mời, hát chặp bóng tuồng hài “Địa Nàng”, múa dâng bông, dâng mâm ngũ sắc, múa đồ chơi (múa lu, múa lục bình, múa bông huệ…).

tren-ban-tho-can-day-du-nhang-den-trai-cay-tra-banh-tong-cong-co-den-10-mon-day-la-nghi-le-quan-trong-trong-ngay-mung-5-mang-ten-trinh-thap-cung-1674026360.jpgTrên bàn thờ cần đầy đủ nhang, đèn, trái cây, trà bánh,... tổng cộng có đến 10 món. Đây là nghi lễ quan trọng trong ngày mùng 5 mang tên Trình thập cúng, ảnh: Mia

hoi-xuan-nui-ba-den-tay-ninh-hang-nam-thu-hut-cac-phat-tu-o-tu-phuong-do-ve-nham-cau-mong-gia-dao-binh-an-cong-viec-lam-an-suon-se-1674026417.jpgHội Xuân Núi Bà Đen Tây Ninh hằng năm thu hút các Phật tử ở tứ phương đổ về nhằm cầu mong gia đạo bình an, công việc làm ăn suôn sẻ,...ảnh:mia

Ngày 5 là ngày lễ vía chính thức của Bà cũng là ngày Lễ hội núi Bà Đen. Nghi lễ quan trọng nhất là “Trình thập cúng” dâng lên Bà 10 món gồm hương, đèn, hoa quả, trà bánh, rượu… Trong ngày này các vị sư thay nhau tụng kinh liên tục trước bàn thờ Bà. 

Ngày 6 dành cúng các cô hồn, uổng tử và chẩn tế cho bá tánh. Trong ngày này các sư sãi tham dự sẽ đọc kinh sám hối siêu độ cho các oan hồn. Buổi chiều sau lễ cúng ngọ là lễ thí thực cô muối. Ban đêm các nhà sư tiếp tục các chầu kinh siêu độ cho bá tánh.

Những nghi thức trong lễ hội núi Bà vừa có tính chất trang nghiêm của lễ thức Phật giáo, vừa mang sắc thái tươi vui rộn ràng của tín ngưỡng dân gian, chuyển tải một cách dung dị những ước mong của đại chúng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc…, thể hiện rõ nét đặc trưng của nền văn hóa dân gian Nam Bộ.