Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam- nét đẹp tâm linh Vùng đất Bảy Núi

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, An Giang. Lễ hội mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành phố Châu Đốc đã có từ rất lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam bộ. Ngày 19/12/2014, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ngoài ra, vào năm 2016 hoạt động này đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

dong-nguoi-tham-gia-le-hoi-via-ba-chua-xu-nui-sam-dong-duc-nhon-nhip-1673943628.jpgDòng người tham gia Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam đông đúc, nhộn nhịp, ảnh: mxh

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam chứa đựng những dấu ấn lịch sử giai đoạn người Việt đến vùng đất An Giang. Đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu văn hóa, chính trị, kinh tế với người Hoa, Khmer, Chăm. Thông qua Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam góp phần gắn kết với đời sống tinh thần của người dân Châu Đốc, đồng thời giúp lưu giữ những giá trị lịch sử của cha ông trong hành trình khai mở vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc. Ngoài ra, Miếu Bà Chúa Xứ còn gần với chùa Huỳnh Đạo nên bạn có thể dễ dàng viếng thăm và hành hương sau khi tham gia lễ.

thuc-hien-nghi-thuc-ruoc-ba-chua-xu-nui-sam-tu-tren-nui-ve-noi-tho-tu-1673943733.jpgThực hiện nghi thức rước bà Chúa Xứ Núi Sam từ trên núi về nơi thờ tự, ảnh: mxh

Truyền thuyết về Bà Chúa Xứ

Theo truyền thuyết, từ xa xưa, khi vùng núi Sam còn hoang vu, dân làng lên núi phát hiện pho tượng cổ ngồi trên bệ đá sa thạch. Thời gian đó, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta. Có lần, chúng lên đỉnh núi Sam, gặp pho tượng cổ này. Dù nhiều lần ra sức khiêng tượng xuống núi nhưng cố gắng thế nào cũng không thể di chuyển được tượng.

Dân làng thấy vậy, có ý muốn “thỉnh” tượng xuống núi để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, nhưng không sao nhấc pho tượng lên được. Khi các bô lão trong làng cầu khấn, thì được mách “Hãy chọn 9 cô gái đồng trinh để đưa bà xuống núi”. Lạ thay, 9 cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ nhàng. Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, không nhấc lên nổi. Dân làng hiểu rằng, Bà muốn ngự nơi đây nên đã lập miếu thờ.

tuong-ba-chua-xu-nui-sam-1673943947.jpgTượng Bà Chúa Xứ núi Sam, Ảnh: Thanh Dũng

Tượng Bà cao khoảng 1,65m, theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret, tượng Bà thuộc loại tượng thần Visnu, tạc dáng người ngồi quý phái, vương giả. Chất liệu tượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, có thể được tạc vào cuối thế kỷ VI sau Công nguyên. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tượng Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn là còn là điều bí ẩn.

Ban đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, sau nhiều lần trùng tu mới được hoàn chỉnh và khang trang như hiện nay. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là công trình kiến trúc dạng chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp 3 tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền lướt sóng. Tường ốp gạch men, khung cửa bằng gỗ quý, được chạm trổ hoa văn công phu, tinh tế.

Thời gian tổ chức

Đêm 23 tháng 4 làm lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho người dân hay khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khỏe mạnh và trừ ma quỷ.Tuy nhiên,lễ tắm diễn ra một cách kín đáo và có chín người phụ nữ đồng trinh mới được phép tắm cho tượng Bà

  • Lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà
  • Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu (rượu), hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hóa cùng với một ít giấy vàng bạc
  • Lễ Xây Chầu - Hát Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín làm tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa
  • Lễ Chính Tế vào 4 giờ sáng ngày 26/4, lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết. Chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt, kết thúc lễ vía Bà.

hoat-dong-mua-mam-vang-tuyet-dep-se-khien-ban-tram-tro-khen-ngoi-1673944339.jpgHoạt động múa mâm vàng tuyệt đẹp sẽ khiến bạn trầm trồ khen ngợi, ảnh: MXH

le-hoi-1673944427.jpgLễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc. Ảnh: Baonhandan

Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ, thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách tham gia. Thông qua các hoạt động Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thành phố Châu Đốc nói riêng, tỉnh An Giang nói chung mong muốn quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước, quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, con người Châu Đốc và An Giang... qua đó, thu hút đầu tư, khách tham quan đến với vùng An Giang thân thiện và mến khách.