Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Không đi tàu, du khách vẫn có nhiều lựa chọn khi du lịch sông Nho Quế

Gần đây, dịch vụ đi thuyền trên sông Nho Quế tại Hà Giang tạm ngưng khiến du khách tiếc nuối. Tuy nhiên, bên cạnh đi thuyền ngắm cảnh, du khách còn nhiều lựa chọn để thưởng thức vẻ đẹp nơi đây.

Vừa qua, khách tham quan bất ngờ trước thông tin sông Nho Quế không còn hình thức đi thuyền ngắm phong cảnh tại hẻm Tu Sản nổi tiếng. Được ví von là “tuyệt cảnh” tại Hà Giang, hẻm Tu Sản là địa điểm du lịch độc đáo và kỳ vĩ với dòng sông xanh biếc uốn lượn cùng vách đá cao ấn tượng. Thông tin trên làm phần đông du khách cảm thấy nuối tiếc khi không được trải nghiệm đi thuyền trên dòng sông tuyệt đẹp này. 

istockphoto-1493082373-612x612-1695096406.jpg
Đi thuyền trên sông Nho Quế là hình thức du lịch rất được yêu thích. Ảnh: Istock.

Đây là thông báo từ HXT nông nghiệp và dịch vụ du lịch Tu Sản đưa ra. Họ quyết định tạm ngưng dịch vụ này do chưa tìm ra điểm thống nhất quản lý giữa HTX Tu Sản, UBND huyện Mèo Vạc và Công ty CP thủy điện Nho Quế 1.

Được biết hiện tại việc quản lý và khai thác điểm du lịch nổi tiếng này được các đơn vị trên phụ trách. Tuy nhiên, giữa họ chưa ký kết về mặt giấy tờ hoặc gia hạn hợp đồng vận chuyển hành khách. Hợp đồng giữa HTX nông nghiệp và dịch vụ du lịch Tu Sản và Công ty CP thuỷ điện Nho Quế về việc vận chuyển hành khách đã hết hạn từ 15/9, cả hai vẫn chưa gia hạn tiếp tục vì việc phân chia lại lợi ích trong hợp đồng. 

Trả lời báo chí, lãnh đạo huyện Mèo Vạc nói rằng sẽ cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề này sớm nhất để tránh ảnh hưởng đến du khách. 

Sông Nho Quế bắt nguồn từ Trung Quốc, là một phụ lưu của sông Gâm. Đoạn chảy qua Việt Nam có độ dài 46km. Nơi này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam vào năm 2009. Từ đó, hàng năm con sông này đón hàng nghìn lượt khách du lịch tham quan. 

istockphoto-945354756-612x612-1695096769.jpg
 

Hẻm Tu Sản chiếm 1,7km chiều dài sông Nho Quế, có các vách đá cheo leo cao 800m, độ sâu lòng sông là 1km. Nơi này là kỳ quan nổi tiếng của cao nguyên đá Đồng Văn. Sở hữu dòng nước xanh ngọc lục bảo, không gian nơi đây ánh lên vẻ hùng vĩ của núi đá, rừng già và mây trời. 

Tuy dịch vụ du lịch bằng thuyền tại hẻm Tu Sản tạm ngưng, du khách vẫn có thể tham quan vẻ đẹp của sông Nho Quế qua những góc cạnh khác. Các “phượt thủ” có thể lên tay ga, lang thang qua các núi đèo quanh co, khúc khuỷu. Đến những nơi vắng lặng, nhìn ngắm những cung đường mới lạ, đi thăm bản làng biệt lập, xem người dân làm vải lanh… đều là những lựa chọn đầy thú vị. 

istockphoto-1090134676-612x612-1695096819.jpg
 

Một nhà thiết kế tour lâu năm tại đây cho biết bên cạnh việc đi thuyền trên sông, du khách có thể đi bộ dọc tuyến vách đá trắng. Với hình thức này vừa có thể tăng cường sức khoẻ lại chiêm ngưỡng thiên nhiên rõ nét nhất. Với đoạn đường dài 5km vừa có núi, có sông, du khách còn bất ngờ với những nương ngô xanh ngát của người dân địa phương. Bên cạnh đó, đoạn đường này có nhiều địa điểm check-in nổi tiếng, đặc biệt trong số đó là "mắt thần đèo Mã Pì Lèng". 

istockphoto-1090502394-612x612-1695097280.jpg
 

Hẻm vực Khâu Vai (còn gọi là Nho Quế 2 và 3) cũng là địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến Hà Giang. Du khách có thể lựa chọn chèo SUP, kayak hay thuyền thông thường trên mặt sông. Giá vé rơi vào khoảng 100 nghìn đồng/người, trẻ em dưới 10 tuổi được giảm 50%. Địa điểm này cách thị trấn Mèo Vạc khoảng 25km, nằm trong khu vực hồ thuỷ điện Khâu Vai và không quá tấp nập. 

Những du khách đam mê tìm hiểu văn hoá dân tộc có thể đến bản Lô Lô Chải. Bản nằm ngay dưới chân cột cờ Lũng Cú, có khoảng hơn 100 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Lô Lô. Điểm nổi bật tại nơi này là dân làng phần đông sống trong nhà trình tường (nhà làm bằng đất). Du khách cũng có thể thuê trang phục để lưu lại vài tấm ảnh làm kỉ niệm. 

ttxvn-2604khauvai1-1695097137.jpg
 

Với những bạn yêu thích tham quan những kiến trúc cũ thì dinh thự họ Vương là lựa chọn tuyệt vời. Không gian dinh thự rộng rãi, có nhiều cây cối xanh mát sẽ là điểm tham quan tuyệt vời. Dinh thự được xây dựng kết hợp lối kiến trúc của Trung Quốc, người Mông và Pháp. Đến nay, ngôi dinh thự hơn trăm tuổi hằn nhiều dấu vết thời gian nhưng chính điều đó càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính, độc đáo. 

Tui Tui