Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Hướng dẫn làm bánh chưng "handmade" ngon nhất cho ngày tết Nguyên Đán

Có lẽ khi nhắc đến những món ăn truyền thống vào những ngày tết thì-nhất là ở khu vực miền Bắc thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến món bánh chưng. Bánh chưng là món truyền thống đã truyền qua bao thế hệ , thế nhưng không phải ai cũng biết được cách làm ra những chiếc bánh sao cho vừa đẹp mắt vừa ngon miệng. Vì vậy hôm nay hãy cùng nhau tìm hiểu cách để tự tay làm ra một chiếc bánh chưng nhé.

Nguyên liệu để làm bánh chưng

nguyen-lieu-1673435461.jpg Ảnh: dienmayxanh

1. Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Ngâm lá vào nước cho mềm, rửa sạch hai mặt lá và để ráo nước. Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân lá cho lá mềm để dễ gói.

2. Lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.

3. Gạo nếp: Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước trước khi gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.

4. Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là 8 phần gạo: 2 phần đỗ.

5. Gia vị: muối, hạt tiêu và các gia vị thông thường khác.

6. Khuôn bánh

Các bước để nấu bánh chưng

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo và đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó sóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối. 

Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn.

ngam-nep-1673435379.jpg Ảnh: yeutre

Với đậu thì mang giã nhuyễn, ngâm nước trong khoảng 4 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thêm vào 4g muối và trộn đều.

ngam-dau-xanh-1673435635.jpg Ảnh: Internet

Tiếp đến là phần thịt, bạn sẽ đem rửa sạch, để ráo. Sau đó cắt thịt thành từng miếng khoảng 4cm, sau đó ướp với 4g hạt nêm, 1g tiêu để trong khoảng 30 phút cho ngấm đều.

Khâu chuẩn bị nguyên vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài. Không nên dùng nước mắm để ướp thịt.

uop-thit-1673435581.jpgẢnh: leaufood

Bước 2: Gói bánh

_ Trải tấm lá chuối ra mặt phẳng sau đó gấp đôi lại theo chiều dọc của lá. Cho cạnh gấp vào khuôn bánh và để lá mở ra. Đặt sao cho mặt lá ôm sát hai cạnh đáy khuôn.

Bạn nên xếp lạt thành hình chữ nhật ở bên dưới rồi đặt khuôn lên trên. Xếp lá dong đã gấp vuông vức thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Khi xếp lá dong nên để các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh có màu xanh đẹp mắt hơn.  

goi-banh-1673439104.jpg Ảnh: Internet

_ Lấy chén múc khoảng 200g gạo nếp cho vào khuôn, ấn và dàn đều để gạo điền đầy khắp đáy khuôn. Tiếp tục rải đều 100g đậu xanh lên trên gạo, đặt 1 miếng thịt lên trên rồi lại rải thêm 100g đậu xanh lên cho phủ kín thịt (không nên rải đậu xanh hết đến cạnh khuôn mà nên chừa lại khoảng 1,5 cm).

Cuối cùng gập các cạnh lá lại, những chỗ lá thừa không cần thiết thì ta dùng kéo cắt đi cho gọn. Sau đó tay trái giữ cho lá khỏi bung ra, tay phải từ từ lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay. Kéo hai đầu của mỗi sợi lạt cột bánh lại.

goi-banh-2-1673439135.jpg  Ảnh: Internet

_ Tiếp theo là dùng lạc để buộc bánh chưng. Nhưng phải lưu ý khi dùng lạt buộc: cần phải giữ chặt phần mép gấp, rút khuôn ra khỏi bánh rồi dùng sợi dây lạt có sẵn để cố định chúng. Và nên dùng thêm lạt để buộc 2 dây ngang và 1 dây dọc (hoặc bạn cũng có thể buộc 3 dây ngang và 2 dây dọc). Sau đó dùng kéo cắt những đoạn dây thừa để bánh đẹp hơn và không bị rối mắt.

goi-banh-3-1673439387.jpg Ảnh: dienmayxanh

Bước 3: Luộc bánh

Xếp bánh chưng vào nồi theo chiều thẳng đứng, đổ nước ngập quá mặt bánh và luộc liên tục trong khoảng 8 giờ. Khi luộc bánh nếu thấy nước cạn thì phải đổ thêm nước sôi vào cho ngập mặt bánh để bánh chín đều.

Nếu bạn dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới. Vì không thay nước thì bánh sẽ bị sống, không chín đều.

Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá và mang ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút rồi sau đó vớt ra để ráo. Tiếp đến thì xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn và phẳng đều trong vài giờ. Sau đó treo bánh lên hoặc để chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản và dùng.

luoc-banh-chung-2-1673440305.jpg Ảnh: vietnamdiscovery

Bánh chưng là món ăn truyền thống đã truyền qua bao thế hệ người Việt Nam đã gìn giữ và phát huy, tuy chỉ là một chiếc bánh trong có vẻ đơn giản nhưng lại chứa đựng bao ý nghĩa và triết lý của người Việt trong từng nguyên liệu hình thành chiếc bánh này. Và qua bài viết nay hy vọng bạn sẽ có cho mình những chiếc bánh chưng "handmade" thật đẹp và ngon để cùng người thân thưởng thức trong những ngày tết Nguyên Đán sắp tới.