Điều ít ai biết về "viên gạch đầu tiên" của ngành Du lịch Việt Nam 65 năm trước

Ngày 9/7/1960 trở thành dấu son lịch sử và những dấu ấn không thể quên của ngành Du lịch Việt Nam từ khởi nguyên đến hiện tại.

Ngày 9/7/1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký ban hành Nghị định 26/CP, chính thức thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương.

qd26cpcopy-1751513868.jpg
Nghị định 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Ảnh tư liệu

Sự kiện này không chỉ đơn thuần là việc ra đời một tổ chức, mà còn đánh dấu dấu son lịch sử cho một ngành kinh tế non trẻ, thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh đất nước còn tạm thời chia cắt và chiến tranh khốc liệt. Từ đó, ngày 9/7 hàng năm được chọn làm Ngày Truyền thống ngành Du lịch Việt Nam.

tai-ban-sach-ve-lich-su-khach-san-metropole-hanoi-28-9881-1751513731.jpg
Khách sạn Metropole (Hà Nội) được xem là một trong những khách sạn lâu đời nhất Việt Nam.

1960 - 1975: Kiến tạo nền móng giữa khói lửa chiến tranh

Giai đoạn này, du lịch Việt Nam ra đời với nhiệm vụ kép là phục vụ chính trị và xây dựng cơ sở ban đầu.

Nghị định 26/CP đã tạo ra một đơn vị chuyên trách, có nhiệm vụ rõ ràng trong việc thiết lập quan hệ quốc tế, tổ chức đón tiếp và phục vụ khách nước ngoài theo các nghị định thư (chủ yếu từ Liên Xô và các nước XHCN). Điều này đặt nền móng cho hệ thống du lịch có tổ chức.

cthcm-1751513807.jpg
Bác Hồ thăm đảo Tuần Châu ngày 23-11-1963. Tại đây, Bác căn dặn “Phải biến đảo Tuần Châu thành đảo Ngọc Châu”. Ảnh tư liệu

Năm 1963, Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn Công ty Du lịch Việt Nam. Đặc biệt, Chỉ thị 61/TTg của Chính phủ năm 1964 đã mở rộng công tác du lịch, tiếp cận nhiều đối tượng khách quốc tế hơn.

Đến năm 1969, việc chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam từ Bộ Ngoại thương sang Phủ Thủ tướng quản lý (Nghị định 145/CP) cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của ngành, với việc các khách sạn lớn như Thống Nhất (Metropole) và Hòa Bình cũng được chuyển giao về đây.

Dù chiến tranh khốc liệt, ngành đã nỗ lực mở rộng ra ngoài khối XHCN (Nhật Bản, Pháp, Australia, Italia) và đặc biệt chú trọng công tác đào tạo cán bộ, thành lập Trường Công nhân Khách sạn Du lịch (1972), cử đoàn đi học tập kinh nghiệm nước ngoài.

bac-ho-tham-dao-titop-1751513909.jpg
Bác Hồ trò chuyện với anh hùng phi công vũ trụ Titov và các bạn Liên Xô trên tàu tham quan vịnh Hạ Long, tháng 1/1962. Ảnh tư liệu

Ngành Du lịch đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ phục vụ an toàn, chất lượng các đoàn khách của Đảng, Nhà nước, chuyên gia nước ngoài, thủy thủ tàu nước ngoài, đồng thời bảo vệ an ninh tổ quốc. Các cơ sở du lịch ban đầu được hình thành tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Hạ Long), Tam Đảo, Sầm Sơn, Cửa Lò...

ttgphamvandong-1751513947.jpg
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Khu di tích lịch sử Côn Sơn tháng 2/1976. Ảnh tư liệu

Từ 1975 đến ay: Vươn mình hội nhập và bứt phá

Sau năm 1975, đặc biệt từ thời kỳ Đổi mới (1986) và những năm gần đây, Du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó ngành luôn đảm bảo các yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển như:

Hội nhập quốc tế sâu rộng bằng việc mở cửa đón khách từ mọi thị trường, thiết lập quan hệ với hàng loạt đối tác quốc tế.

nhahatlon-1751514881.jpg
Nhà Hát Lớn là một điểm du lịch thu hút khách ở Thủ đô Hà Nội sau năm 1975. Ảnh tư liệu

Đa dạng hóa sản phẩm, các loại hình du lịch từ nghỉ dưỡng biển, khám phá văn hóa - di sản, du lịch mạo hiểm, MICE, du lịch y tế, đến du lịch cộng đồng.

Hàng loạt khu nghỉ dưỡng, khách sạn đẳng cấp quốc tế, sân bay, cảng biển được đầu tư xây dựng, đặc biệt tại các điểm nóng như Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang.

befunky-collage-2025-07-03t105820804-1751515130.jpg
Các quầy phục vụ khách đến tắm biển và các cửa hiệu phục vụ khách du lịch sau 1975 ở Vũng Tàu, Việt Nam.

Triển khai du lịch thông minh, chuyển đổi số, quảng bá trực tuyến, nâng cao trải nghiệm du khách. Bên cạnh đó, vị thế quốc tế ngày càng tăng khi nhiều điểm đến và sản phẩm du lịch Việt Nam liên tục nhận các giải thưởng danh giá toàn cầu, thu hút lượng lớn khách quốc tế và nội địa, khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới.

Tương lai hiện đại: Thành điểm đến giàu bản sắc và bền vững

Nhìn về phía trước, ngành du lịch Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi sự đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững là kim chỉ nam.

491938599-1103509615150947-7894779114305838011-n-1-1751514600.jpg
Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, năng động và giàu bản sắc.

Việt Nam không chỉ hướng tới việc tăng trưởng lượng khách mà còn chú trọng nâng cao chất lượng trải nghiệm, hướng đến những phân khúc khách cao cấp, tìm kiếm giá trị văn hóa và bản sắc.

508770616-1264112701734623-2324719798052918635-n-1751514369.jpg
Du lịch Quảng Bình.

Các chuyên gia du lịch Việt Nam nhận định tương lai của ngành du lịch Việt Nam sẽ chứng kiến sự bùng nổ của du lịch thông minh, với ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn để cá nhân hóa hành trình, tối ưu hóa dịch vụ và quản lý điểm đến hiệu quả hơn. Các điểm đến sẽ trở thành những "thành phố thông minh về du lịch", nơi mọi thông tin, dịch vụ đều trong tầm tay du khách.

509440693-1264112141734679-8034813084341280206-n-1751514369.jpg

Đồng thời, ý thức về bền vững sẽ ngày càng ăn sâu vào mọi khía cạnh của ngành. Từ việc bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, đến việc khuyến khích các doanh nghiệp du lịch áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn.

514546572-122142033008757427-4762648629350890506-n-1751514743.jpg

Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn là cầu nối gìn giữ giá trị bản địa, đóng góp tích cực cho xã hội và hành tinh. Việt Nam sẽ định vị mình là một điểm đến không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn giàu bản sắc, thân thiện và có trách nhiệm, sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế.

Ngày 9/7/1960 là cột mốc khởi đầu của một hành trình đầy cam go nhưng cũng vô cùng vinh quang. 65 năm qua, ngành Du lịch Việt Nam không chỉ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao mà còn không ngừng đổi mới, sáng tạo để trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, và tiếp tục vươn tầm mạnh mẽ trong tương lai.