TP.HCM thu phí lòng đường, vỉa hè: Tăng sức hút du lịch đô thị

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 11 vào tháng 9/2023, HĐND TP.HCM đã thông qua Nghị quyết về mức thu phí sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn. Theo đó, TP.HCM sẽ chính thức thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè từ ngày 1/1/2024.

Ẩm thực TP.HCM với những món ăn được du khách xuýt xoa nhiều nhất không phải trong các nhà hàng, hàng quán sang trọng mà tại các quán vỉa hè đường phố. Với những tuyến đường sầm uất tại trung tâm TP.HCM tập trung nhiều quán ăn, hàng nước đặc điểm chung của những quán này mặt bằng nhỏ nên phần lớn khách sẽ ngồi trên vỉa hè. 

Sau khi HĐND TP.HCM thông qua nghị quyết thu phí lòng đường, vỉa hè thì cả người bán và thực khách thở phào nhẹ nhõm. Vì từ nay buôn bán trên vỉa hè yên tâm hẳn, sẽ hết cái cảnh cắp ghế bưng tô chạy loạn khi có trật tự đô thị đến. 

z4714770825313-aa44681113e07d12f6ae5ba9b6c70135-1695306745.jpg
Các quán ăn, hàng nước vỉa hè là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn trải nghiệm ẩm thực đường phố khi đến với TP.HCM.
z4714770814408-a2ed6721a741295a9cfe19bcffa25caf-1695306779.jpg

Không chỉ hấp dẫn bởi món ăn mà du khách còn ấn tượng với giá cả phải chăng. Tuy nhiên hiện nay một phần vỉa hè, lòng đường TP.HCM vẫn còn tình trạng bị chiếm dụng giữ xe hoặc buôn bán bừa bãi làm giảm hình ảnh TP.HCM trong mắt khách du lịch.

z4714770803451-7eadb00cc603d6ec9f3cda9c8a539f88-1695306767.jpg

Có thể thấy vỉa hè cũng thể hiện trình độ văn minh của đô thị. Việc TP.HCM triển khai việc thu phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè với mục tiêu lớn là tăng quản lý trật tự và sắp xếp không gian một cách có quy củ và hợp lý, bảo đảm mỹ quan đô thị văn minh, lịch sự thu hút khách du lịch.

z4714770831412-9db1734d73e1ea3bcc967b04d3a870f1-1695306795.jpg

Theo đề án của Sở GTVT TP.HCM cho biết mục đích việc thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Đảm bảo giao thông an toàn, vệ sinh môi trường đô thị, lập lại trật tự và mỹ quan đô thị, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.

z4714770814160-460e6d8b741bdb85de227982b74aeb9d-1695306758.jpg

Sau khi được biết HĐND TP.HCM quyết định về mức thu phí sử dụng vỉa hè, chị Nguyễn Thị Mỹ Lan (ngụ phường 14, quận 4) bày tỏ sự đồng tình khi chị Lan mong muốn mở rộng kinh doanh quán ăn trên vỉa hè, cũng như tìm chỗ để trông giữ xe cho khách nhưng giá thuê mặt bằng quá đắt đỏ.

Tuy nhiên, chị Lan cũng băn khoăn khi chưa biết thủ tục thuê như thế nào, mỗi hộ được thuê bao nhiêu, làm thế nào để đảm bảo quyền lợi khi thuê,...

z4714801996901-70d03445f8fdeb2ba13d3d8e81aa2ee3-1695306802.jpg

Cô Loan (bán hàng tại khu vực phố đi bộ quận 1) chia sẻ về niềm vui nếu có thể thuê một “ô” vỉa hè để kinh doanh: “Cô bán trái cây ở đây đã nhiều năm, nếu có thể thuê một chỗ ngồi chỉ để bán hàng cho khách du lịch thì rất vui. Cô sẽ thoát khỏi cảnh chạy đôn chạy đáo mỗi khi đô thị trật tự xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè”.

z4714941581870-a1877d677aee2b9f9564a270d164a162-1695308024.jpg

Ông Nguyễn Hải Đường - Trưởng phòng Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM cho biết việc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố phải được ưu tiên cho người đi bộ và mục đích giao thông trước. Khi cho thuê lòng đường, vỉa hè không để mất trật tự an toàn giao thông, phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ phải tối thiểu từ 1,5m.

Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải sẽ chủ trì xây dựng công cụ, phần mềm quản lý và công khai việc cấp phép về việc sử dụng tạm thời lòng lề đường trên toàn thành phố để người dân có thể giám sát, theo dõi, phản ánh đến cơ quan chức năng.

am-thuc-duong-pho-thai-lan-1-1695308068.jpg

Mô hình cho thuê vỉa hè lòng đường hiệu quả ở Thái Lan đã thực hiện tính phí hàng rong sử dụng vỉa hè gần 20 năm trước. Cụ thể, năm 2005, quốc gia này ban hành bộ quy tắc về quy định và điều kiện bán hàng rong trên hè phố.

Quầy hàng không được rộng quá 2m2 và cao quá 1,5m; các quầy bán hàng phải ở cùng một phía, chừa khoảng trống cho người đi bộ; được phép đặt tối đa 2 bộ bàn ăn và phân bổ thời gian bán hàng theo ca ngày, ca đêm. Có thể thấy đây là mô hình đáng để học hỏi để phát triển du lịch ẩm thực đường phố ở TP.HCM - Ảnh: OneTrip

muc-thu-phi-su-dung-via-he-long-duong-o-tphcm-1695309341.jpg
Mức thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM.

TP.HCM chia thành 5 khu vực và áp dụng các mức phí khác nhau.
Khu vực 1, gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, quận Phú Nhuận, khu A khu đô thị mới Nam thành phố, khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Khu vực 2, gồm: quận 2 (nay thuộc TP Thủ Đức, trừ khu đô thị mới Thủ Thiêm), quận 6, quận 7 (trừ khu A khu đô thị mới Nam thành phố), quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Bình Tân.

Khu vực 3, gồm: quận 8, quận 9 (nay thuộc TP Thủ Đức), quận 12, quận Tân Phú, quận Gò Vấp và TP Thủ Đức.

Khu vực 4, gồm: huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi.

Khu vực 5 là huyện cần Giờ.
 

Lưu Duyên