
Theo thông tin từ BTC, hội đua bò năm nay được tổ chức tại sân đua bò huyện Tri Tôn, thuộc Khu Liên hợp Thể thao Du lịch Tà Pạ - Soài Chek ( An Giang). Dự kiến có 64 đôi bò tham gia đến từ nhiều huyện, tỉnh thành khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội sẽ khai mạc lúc 7 giờ ngày 14/10/2023 (nhằm 30/8 âm lịch) - Ảnh: Báo An Giang

Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi được tổ chức từ năm 1992 - Ảnh: Báo An Giang
Các cặp bò được chọn đua phải là những con bò thuần chủng, có hình dáng cao ráo, nhanh nhẹn, chân cứng, thon thả, móng nhỏ và khít, gân to, thịt săn chắc, cặp sừng nhọn đều đặn và cân đối - Ảnh: Báo An Giang

Đua bò chia làm 2 vòng, vòng đầu gọi là Hô, các cặp bò chạy chậm từ từ chủ yếu làm nóng cho bò và lấy trớn. Ở vòng này đôi bò chạy sau dẫm chân lên bừa của đôi bò trước là coi như thua cuộc. Vòng sau gọi là vòng Thả là vòng đua nước rút ở khoảng 100m cuối. Ở vòng này nếu đôi bò sau phóng nhanh đạp lên bừa đôi bò trước hoặc vượt qua là thắng cuộc, dù chưa tới đích - Ảnh: Báo An Giang
Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi khơi nguồn từ quá trình dài định cư với nền văn minh lúa nước khi canh tác phải dùng cày và sức kéo động vật. Trong quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải mang đến cho cả phum sóc nhiều niềm vui, may mắn để có một vụ mùa bội thu - Ảnh: Báo An Giang

Sau khi thắng cuộc, người Khmer không giết, cũng không bán mà gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý báu của gia đình và phum sóc - Ảnh: Báo An Giang
Ngoài tham gia lễ hội đua bò vào tháng 10 này, du khách có thể thực hiện một chuyến du lịch An Giang, ngắm nhìn những cánh đồng bao la, rộng lớn, lạc bước đến những rừng tràm độc đáo. Đồng thời thưởng thức các món ăn đặc sản miền Tây của mùa nước nổi.
Đến An Giang chơi ở đâu?








Đến An Giang ăn gì?







