Sự khéo léo của người Việt qua nghệ thuật tranh Trúc Chỉ

Tranh trúc chỉ - một loại hình nghệ thuật làm từ tre xuất phát tại Huế thu hút được sự chú ý từ nhiều người yêu thích văn hóa truyền thống.

Loại hình nghệ thuật tranh Trúc Chỉ được ra đời năm 2011, tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng hàng nghìn tờ Trúc Chỉ khi ra đời đã hoàn toàn không giống nhau, mỗi tờ là một tác phẩm nghệ thuật với nhiều bức tranh sáng tạo. 

z5781247169364-e5192a09372dbdcea7dd3aec28114fe2-1724990244.jpg
Mỗi một tác phẩm giấy Trúc Chỉ được tạo nên đều có sự khác nhau về hình thù, màu sắc dù đều được làm từ cùng một chất liệu là tre - Ảnh: Thúy Hiền
z5781247214278-81a1533798ee62a8f43292619e75419f-1724990249.jpg
Tấm bưu thiếp được làm từ giấy Trúc Chỉ - Ảnh: Thúy Hiền.

Dựa trên cơ sở quy trình làm giấy thủ công truyền thống, tre được sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu. Trải qua nhiều công đoạn khác nhau để tạo nên một bức tranh Trúc Chỉ hoàn chỉnh.  

Công đoạn làm giấy Trúc Chỉ:

B1: Tre được bỏ vỏ và chẻ thành từng mảnh.

B2: Cho ngâm vào nước vôi rồi đưa vào lò nấu 12 tiếng đồng hồ liên tục.

B3: Tiếp đến, cho vào máy nghiền thành bột khoảng 4 - 8 tiếng. 

B4: Sau đó là công đoạn xeo giấy và chế tác với hoa văn được tạo khuôn sẵn. Để tạo tác “hoa văn chìm” trong từng tấm Trúc Chỉ, phương pháp được sử dụng là Trúc Chỉ graphy – vẽ bằng cây bút nước. Sau đó, Trúc Chỉ trên khuôn xeo được mang đi phơi hoặc sấy để làm khô. 

z5781015953682-ae4ff81ddb6a19434dc9df46e8320abe-1724988228.jpg
Sự khéo léo, độc bản của các nghệ nhân được thể hiện độc đáo trên mỗi tác phẩm - Ảnh: Thúy Hiền.
z5781015402543-c6cd818e067a33bd4781a98de229c2de-1724988227.jpg
Có thể kết hợp nhiều những loại màu khác nhau từ giấy Trúc Chỉ để tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh - Ảnh: Thúy Hiền.
z5781015561192-4f5c61479914ace97d7adefe5a4567d9-1724988229.jpg
Từng ánh đèn khác nhau có thể tạo nên những mảng màu đa dạng cho một bức tranh, đây là điểm độc đáo riêng của trang Trúc Chỉ - Ảnh: Thúy Hiền.
z5781015449586-e4a0a87ea46cf3b40b0dd77099a41122-1724988227.jpg
Không những tranh mà những vật dụng thường ngày như: ô, rèm cửa,... cũng sẽ được tạo nên từ loại giấy Trúc Chỉ mỏng manh nhưng mang tính nghệ thuật cao - Ảnh: Thúy Hiền.

Trúc Chỉ là sự kết hợp của các kỹ thuật chất liệu khác như in thủ công, vẽ, ánh sáng... cùng các nghề truyền thống của Việt Nam thêu, đan lát, làm nón... Những bức tranh ấy càng được nổi bật hơn khi có sự can thiệp của nhiều loại ánh sáng chứ không như những loại giấy bình thường khác.

z5781015716976-2d306ac24a22f5948f06756ade398997-1724988227.jpg
Lễ hội của người dân Việt Nam (trọi châu, đấu vật, đua thuyền) được tái hiện tỉ mỉ, chi tiết cấu thành từ những sợi sơ tre nhỏ nhắn nhưng vô cùng dẻo dai, chắc chắn - Ảnh: Thúy Hiền.  
z5781015674647-16eecf8892e5c8decbcda61f1f12ace4-1724988228.jpg

Bởi vì tính dẻo dai, chắc chắn nên các sản phẩm được làm từ giấy Trúc Chỉ mang tính ứng dụng cao trong đời sống hằng ngày - Ảnh: Thúy Hiền.

z5781016008875-59893c49368d19fe214a9f3e8a295433-1724988229.jpg
Trong không gian văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, những sản phẩm từ giấy Trúc Chỉ được trưng bày tạo nên điểm nhấn thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước - Ảnh: Thúy Hiền.

Sự phát triển của cuộc sống ngày càng hiện đại, tiện nghi khiến con người ta dễ quên mất giá trị văn hóa, truyền thống. Tuy nhiên, sự ứng dụng của chất liệu vốn rất quen thuộc với người Việt - cây tre để tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng trong đời sống thường ngày, cùng giá trị thẩm mĩ, nghệ thuật cao chắc chắn là điều khiến nhiều người tự hào. Đây chính là lúc để mỗi người dân Việt Nam có thể tôn vinh về nét đẹp truyền thống pha lẫn hiện đại trong nghệ thuật làm giấy Trúc Chỉ. 

Hai Hiền