5 di tích lịch sử tại Thành phố Hồ Chí Minh bạn phải đến vào dịp lễ 2/9

Nếu muốn tìm hiểu về những điểm đến mang dấu tích lịch sử ngay tại Sài Gòn nhân dịp lễ 2/9 thì không nên bỏ qua các địa điểm sau:

1. Khu di tích lịch sử Ngã ba Giồng 

nga-ba-giong-1692869657.jpg
Khu di tích Ngã Ba Giồng - Ảnh: TL

Còn được biết là địa danh với tên là 18 thôn vườn trầu, nơi đây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia vào ngày 30-12-2002. Trong quá khứ từng là địa điểm được Trung Ương Đảng lựa chọn mở nhiều hội nghị quan trọng chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước thời kỳ 1936-1939. Đặc biệt nơi đây còn từng là nơi tổ chức Hội nghị Xuân Thới Ðông – hội nghị có tính quyết định cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. 

Và nơi đây cũng là nơi những chiến sĩ cách mạng hy sinh như: Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai,… Sau ngày thống nhất đất nước, nơi đây đã được thành lập Khu di tích lịch sử Ngã ba Giồng. Hàng năm nơi đây đã trở thành điểm tham quan, nơi tổ chức lễ hội truyền thống trong những ngày lễ lớn hàng năm của huyện Hóc Môn và thành phố đặc biệt là lễ kỷ niệm ngày Nam kỳ Khởi nghĩa.

Địa chỉ: Số 1 Phan Văn Hớn, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

2. Khu tưởng niệm Vườn Cau Đỏ 

vuon-cau-do-1692869949.jpg
Nơi đây từng là căn cứ cách mạng, che giấu nhiều cán bộ chiến sĩ hoạt động trong lòng địch - Ảnh: ST

Theo các những bậc lão thành cách mạng đã từng hoạt động trên địa bàn này, trong chiến tranh ở đây cau mọc thành từng đám nên gọi là “Vườn Cau”, còn màu “đỏ” của địa danh “Vườn Cau Đỏ” không chỉ đơn thuần là màu sắc của thân cau bị ngả màu do tàn phá ác liệt của chiến tranh mà còn mang ý nghĩa là những hy sinh xương máu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đã ngã xuống mảnh đất này

Nơi đây từng là căn cứ cách mạng, che giấu nhiều cán bộ chiến sĩ hoạt động trong lòng địch.  Vị trí của Vườn Cau Đỏ ở sát cạnh và bao quanh là các cơ quan quân sự của địch chiếm đóng. Vườn Cau Đỏ trở thành bàn đạp giữa thành phố và cũng là căn cứ quân sự chính yếu. Tại nơi đây đã quân và dân ta đã đánh bại nhiều đơn vị của quân thù và làm suy yếu sinh lực địch qua hai cuộc kháng chiến. Sau năm 1975 nhằm tưởng quân dân tại An Phú Đông – Thạnh Lọc vì đã cống hiến, chiến đấu góp phần giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Địa chỉ: phường Thạnh Xuân, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

3. Địa đạo Củ Chi

dia-dao-cu-chi-1692870183.jpg
Nơi đây là một hệ thống hầm ngầm vô cùng phức tạp, tinh vi Ảnh: Báo Đầu tư

Củ Chi còn được gọi là “Đất thép Thành đồng” là nơi nổi tiếng từng là căn cứ địa cách mạng, làm cho quân thù phải khiếp sợ. Tại đây sở hữu một hệ thống hầm ngầm vô cùng phức tạp, tinh vi bên trong những căn hầm ấy là những kho vũ khí, phòng hợp, bệnh xá dã chiến,… của cán bộ, chiến sĩ Củ Chi nhằm tránh sự truy quét của kẻ địch trong cuộc Trường Kỳ kháng chiến. 

Dựa vào hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công lớn, gây ra nhiều tổn thất cho quân thù. Hiện có hai khu vực gồm Địa đạo Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định) tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia theo Quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979. Và địa đạo Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi) tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004.

Địa chỉ: đường tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đặc khu rừng Sác

chien-khu-rung-sac-2-1692870384.jpg
Nơi đây từng là căn cứ của lực lượng đặc công, với lịch sử hào hùng của lực lượng đặc công rừng Sác- Ảnh: hcma2

Rừng Sác từng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Không chỉ có thế nơi đây còn có di tích Căn cứ cách mạng Rừng Sác đã (được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2004), nơi đây từng là căn cứ của lực lượng đặc công, với lịch sử hào hùng của lực lượng đặc công rừng Sác – xuất quỷ nhập thần với nhiều chiến công oai hùng làm quân thù bao phen khiếp vía. 

Hiện nay, di tích đã được xây dựng và tái hiện lại toàn bộ quang cảnh sinh hoạt và chiến đấu của các chiến sĩ đặc công xưa trong căn cứ. Là địa điểm nổi bật và thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách.

Địa chỉ: Đường Rừng Sác, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

5. Khu di tích lịch sử Láng Le Bàu Cò

khu-di-tich-lang-le-1692870474.jpg
Nơi đây từng là căn cứ cách mạng lập nhiều chiến công vang dội - Ảnh: Lữ hành Việt Nam

Trong thời kỳ Nam Bộ kháng chiến, Láng Le Bàu Cò thuộc căn cứ Căn cứ Vườn Thơm đã nổi tiếng khắp miền Đông Nam Bộ với chiến tích của các đơn vị Trung đoàn 308 - Nguyễn An Ninh, Trung đoàn 306 - Phạm Hồng Thái, Trung đoàn 312, bảo vệ thành công căn cứ kháng chiến và lực lượng vũ trang Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định . Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cũng tại nơi đây Đại đội 2, Tiểu đoàn 6 Bình Tân đã tiêu diệt lực lượng của quân đội chính quyền VNCH – tạo tiếng vang khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ và cùng nhiều chiến công khác trong thời kỳ kháng chiến. 

Đến với di tích Láng Le Bàu Cò, mọi người sẽ được thắp hương, kính viếng những anh hùng, liệt sĩ. Đồng thời, được tham quan bảo tàng, chiêm ngường, tìm hiểu và tận mắt xem những vật dụng mà quân dân ta đã được sử dụng trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ.

Địa chỉ: ấp 1 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh