Thương hiệu làng dệt Bảy Hiền nức tiếng gần xa nay lác đác vài ba hộ. Từ hàng nghìn máy dệt giờ cũng chỉ còn vài chiếc khung cửi gỗ “lạch cạch” sớm hôm.
Mục lục
Thời gian cùng sự phát triển của nền công nghiệp nhẹ như đang cuốn trôi hàng nghìn chiếc khung cửi tại làng dệt Bảy Hiền. Hiện tại nơi làng dệt này chỉ còn 4 khung cửi cuối cùng ghi lại dấu ấn từng lẫy lừng một thời. Những khung cửi này vẫn được lưu giữ và sử dụng tại nhà bà Hoa nằm trên đường Nguyễn Bá Tòng, phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM.
Vào những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, một số người Quảng Nam chạy chiến tranh, thiên tai mà di dân vào Nam bộ. Họ chọn mảnh đất lành mà nay là phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM làm nơi sinh cơ, lập nghiệp.Ban đầu họ làm nhiều nghề như đạp xích lô, bán hàng rong. Qua thời gian nhiều người thợ nhớ nghề dệt vải của quê hương, quyết định nối tiếp cái nghề - cái nghiệp của ông cha, tạo một “làng dệt xứ Quảng” giữa lòng Sài Gòn.Sau giải phóng, vào năm 1980 - 1990 là thời hoàng kim của làng. Lúc ấy có đến 1.700 hộ sản xuất, tạo việc làm khoảng 4.000 lao động.Các máy dệt phải luân phiên ngày đêm để kịp giao thương lấy. Vải làng dệt Bảy Hiền nức tiếng gần xa, được săn đón khắp miền Nam.Huy hoàng là thế nhưng ngày nay tiếng khung cửi dần biến mất theo nhịp sống hiện đại. Nhiều hộ bỏ nghề, đập khung. Âm thanh lạch cạch ồn ào khi xưa được thay bằng tiếng máy móc nhẹ nhàng hơn.
Hình ảnh khung cửi bằng gỗ theo lối truyền thống cuối cùng là hộ của bà Trương Thị Hoa. Gia đình bà giữ lại 4 chiếc nhằm tiếp nối cái nghề tổ truyền từ xưa.Bà Hoa cho biết nhìn khắp xung quanh đã vắng bóng hoàn toàn những “đồng nghiệp” làm nghề cùng ngày xưa.Hiện các xưởng còn sót lại chủ yếu là do những người thợ muốn giữ nghề cha ông để lại. Những cuộn vải thô mộc được dệt ra khó cạnh tranh với vải được sản xuất hàng loạt, điều khiến làng Bảy Hiền giờ đây chỉ còn vài chiếc máy dệt hoạt động.
Qua năm tháng những khung cửi dệt tay được thay bằng động cơ. Máy nước, máy kim thay thế khung dệt gỗ với niềm hy vọng sẽ vực dậy nghề truyền đời của gia đình.
Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp bất động sản trên khắp cả nước nhằm giảm chi phí đầu vào, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời làm ấm lại thị trường sau thời gian dài ngủ đông, khơi thông dòng chảy, tạo nguồn cung phong phú, dồi dào trên thị trường trong thời gian tới.
Tham gia cuộc thi với 15 thí sinh đến từ nhiều địa phương, đoàn đầu bếp Việt Nam đã giành thành tích cao nhất tại Battle of The Pastry & Bakery 2025 ở Malaysia, gồm 16 HCV, 5 HCB, 11 HCĐ và 2 cúp lớn, khẳng định vị thế nghề bánh Việt Nam trên trường quốc tế.
Tối 20/7, thương hiệu VUNGOC&SON ra mắt bộ sưu tập thời trang ấn tượng tại thành phố Đà Nẵng. Sàn diễn có chiều dài 300m dọc bến cảng sông Hàn, kỳ vọng đưa hình ảnh Đà Nẵng đến gần hơn...
Hướng đến cột mốc 18 năm hình thành và phát triển, Trần Anh Group triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm với tên gọi “Chốt nhà liền tay – Lãi vay miễn lo” nhằm mang đến giải pháp an cư và đầu tư hiệu quả trong giai đoạn thị trường đang dần phục hồi.
Ngày 21/7, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) chính thức công bố quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Anh Tuấn giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kinh tế Du lịch – đơn vị trực thuộc Hiệp hội.
Các địa phương và đơn vị quản lý di tích Hà Nội chủ động triển khai phương án bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quản lý, đồng thời tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian có cảnh báo lũ.
Năm 2025, xu hướng chọn bánh Trung thu tiếp tục khẳng định vị thế của món quà này không chỉ là thức bánh truyền thống dịp Tết Trung Thu mà còn là sứ giả của sức khỏe và sự tinh tế.
Tính đến chiều 20/7, vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, 4 người mất tích. Gần 1.000 người tham gia cứu hộ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Trước diễn biến phức tạp của bão WIPHA, Sở Du lịch Ninh Bình yêu cầu các khu, điểm du lịch triển khai ngay phương án ứng phó, đặt an toàn du khách lên hàng đầu.