Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Không chỉ có Đờn Ca Tài Tử, Google đã từng tôn vinh nhiều nhân vật và giá trị văn hóa Việt Nam tiêu biểu

Ngày 5/12, trang chủ tìm kiếm của Google khiến cộng đồng mạng Việt Nam thích thú khi thay thế logo Google thường thấy bằng hình ảnh minh họa của nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử. Nhưng đây không phải lần đầu tiên "tinh hoa" nước nhà xuất hiện trên Google Doodle.

Trước đó, đã có những nhân vật và sự kiện nhiều lần được vinh danh như ngày bánh mì Việt Nam, tôn vinh món phở, ngày giỗ tổ Ca Trù năm 2020, ngày tôn vinh nghệ thuật Cải Lương, ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày sinh nghệ sĩ Trịnh Công Sơn, nhà thơ Xuân Quỳnh,…

screen-shot-2023-09-02-at-135457-8623-1701791221.jpg
Kỉ niệm ngày lễ Quốc Khánh của Việt Nam 2/9.
screenshot-2023-12-05-220259-1701790885.png
Phở là nét ẩm thực tự hào của người dân Việt Nam, ngày 12/12 là ngày được Google chọn để tôn vinh phở Việt Nam. Hoạ sĩ: Lucia Phạm
screenshot-2023-12-05-220320-1701789305.png
Ngày 24/3, ngày tôn vinh bánh mì Việt Nam. Hoạ sĩ: Olivia Huỳnh.
screenshot-2023-12-05-220412-1701789347.png
Ngày 6/10/2019, ngày kỷ niệm 77 năm ngày sinh nhà thơ Xuân Quỳnh. Ảnh: Google 
screenshot-2023-12-05-220401-1701789347.png
Ngày 28/9, ngày tôn vinh nghệ thuật Cải Lương. Ảnh: Google
screenshot-2023-12-05-220335-1701789348.png
Ngày 23/2, ngày Giỗ tổ Ca Trù. Hoạ sĩ: Xuân Lê.
screenshot-2023-12-05-220504-1701789611.png
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3. Ảnh: Google
bui-xuan-phais-99th-birthday-6322586249068544-2-2x-1701789551.jpg
Kỉ niệm ngày sinh của họa sĩ Bùi Xuân Phái 1/9. Ảnh: Google
13-trinh-cong-son-1551364121159120896438-1-1701789444.jpg
Kỉ niệm ngày sinh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 28/2. Ảnh: Google
screenshot-2023-12-05-220539-1701789656.png
Kỉ niệm 10 năm UNESCO đã công nhận Đờn Ca Tài Tử là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Google 

Có thể thấy Google rất kỹ càng trong việc tìm hiểu về loại hình này khi sử dụng hình ảnh đồ họa quen thuộc do nghệ sĩ Camelia Pham minh họa. Người dùng sẽ nhìn thấy những trang phục và nhạc cụ truyền thống của người Việt Nam: áo dài kết hợp chiếc mấn đội đầu của nam và nữ, đàn tì bà, đàn tranh.  Đây đều là những chi tiết văn hóa đặc trưng của bản sắc Việt Nam trong loại hình nghệ thuật âm nhạc Đờn Ca Tài Tử.

screenshot-2023-12-05-222300-1701791002.png
Khung từ khoa xuất hiện trên thanh tìm kiếm của Google.  Ảnh: Google 

Khi nhấp vào hình ảnh trên, sẽ xuất hiện đoạn giới thiệu từ Google: “Hôm nay, Doodle tôn vinh nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử, một thể loại nhạc thính phòng truyền thống đến từ miền Nam Việt Nam.” Dòng chữ được viết bằng tiếng Anh, chính điều có các bạn bè quốc tế có thể dễ dàng tiếp cận được thông tin. Đồng thời, sẽ có một đường dẫn riêng đến phần nội dung,  bạn bè quốc tế có thể tìm hiểu thêm thông tin liên quan về di sản văn hóa này của Việt Nam.

ban-nhac-don-ca-tai-tu-sai-gon-1911-1701791737.jpeg
Ảnh: Di sản quốc gia.

Giai điệu đờn ca tài tử có từ khoảng năm 1885 trong các buổi lễ nghi và âm nhạc của Cung đình Huế. Tuy nhiên sau đó, vì sự sụp đổ của chế độ phong kiến, những người dân đã đi cư vào vùng Nam bộ. Họ mang theo những yếu tố cốt lõi của loại hình nghệ thuật này và kết hợp cùng các yếu tố dân ca phía Nam để tạo ra loại hình nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử ngày nay.

Theo những tài liệu tham khảo lịch sử, chữ “tài tử” trong Đờn Ca Tài Tử có nghĩa là dùng để chỉ những người trình diễn không lấy loại hình ca nhạc này làm phương tiện mưu sinh mà chỉ để giải trí và gửi gắm tâm sự. Chính điều này đã làm nên một đặc điểm khác biệt của đờn ca tài tử là: tính ngẫu hứng. Từ đó, có một hiện tượng văn hóa tại miền Nam bộ khi những nhóm đờn ca tài tử sẽ hội họp cùng nhau, trao gửi những tâm sự trong từng giai điệu và biểu diễn.

don-ca-tai-tu-3-1701791900.jpg
Ảnh: Một vòng Việt Nam.

Hiện nay, vì xu thế âm nhạc đại chúng và sự ảnh hưởng từ các thiết bị điện tử. Nguyên bản gốc về nghệ thuật biểu diễn Đờn Ca Tài Tử không còn phổ biến. Đa số các buổi biểu diễn hiện nay đều có sự can thiệp từ các thiết bị điện tử âm thanh. Điều này khác xa với nguyên tác sử dụng những nhạc cụ truyền thống ban đầu. Vì vậy, sự công nhận từ UNESCO là động lực nhằm bảo tồn và gìn giữ loại hình nghệ thuật này đến đại chúng.

Google Doodle là một hình ảnh đặc biệt tạm thời, thay thế logo Google trên trang chủ tìm kiếm, nhằm kỷ niệm những ngày lễ, hoạt động đặc biệt hay các nhân vật đáng quan tâm trong lịch sử.

Những hình ảnh doodle sẽ thay đổi tùy theo vị trí địa lý khác nhau. Ví dụ như vào ngày 5/12, những tài khoản có định vị tại Việt Nam sẽ nhìn thấy hình ảnh về Đờn Ca Tài Tử.

Còn ở xứ sở chùa Vàng Thái Lan, Google Doodle sẽ hiển thị hình ảnh chào mừng Ngày của Cha. Bởi người Thái kỷ niệm Ngày của Cha vào ngày 5/12 hàng năm. Đây là ngày nghỉ lễ quốc gia ở Thái Lan. Vào ngày này, các trường học và các doanh nghiệp đóng cửa để kỷ niệm tình cha trên khắp đất nước. Có thể thấy Google rất quan tâm đến những văn hóa của từng quốc gia khác nhau.

Ngân Trần (tổng hợp)