Vinh danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Tối ngày 15/6, Ninh Thuận và Bình Thuận đã tổ chức lễ đón nhận bằng vinh danh từ UNESCO cho nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

lam-gom-1686881245.jpg Nghề gốm của dân tộc Chăm là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể. Ảnh:hanoimoi

Nghề làm gốm truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm đã xuất hiện từ lâu đời, hiện vẫn được cộng đồng người Chăm duy trì tại làng gốm Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) và làng gốm Bình Đức (huyện Bắc Bình, Bình Thuận).

Sản phẩm gốm của dân tộc Chăm được sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng, tín ngưỡng của cộng đồng cũng như làm quà tặng, trang trí các công trình nghệ thuật. Không chỉ tinh xảo về kỹ thuật sản xuất, tạo ra sản phẩm cụ thể mà sản phẩm này còn hội tụ, chứa đựng nhiều bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm truyền từ đời này qua đời khác.

Với những giá trị nghệ thuật độc đáo, ngày 29/11/2022, UNESCO đã chính thức ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp".

don-nhan-bang-unesco-1686880923.jpg Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đón nhận bằng ghi danh của Unesco. Ảnh:  PLO

Cùng với niềm tự hào, việc vinh danh còn đề ra trách nhiệm trong gìn giữ, bảo tồn, phát huy, tạo sức sống mới cho di sản này cần có những kế hoạch cụ thể trong gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.

Phúc Nguyễn