Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Điểm danh các di sản hàng đầu thế giới ở Việt Nam (phần 2)

Các di sản này không chỉ là minh chứng cho một đất nước Việt Nam tươi đẹp, đa dạng về phong cảnh thiên nhiên; phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc; có bề dày lịch sử mà còn là những điểm đến thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Các di sản Việt Nam bao gồm: di sản thiên nhiên - văn hóa thế giới hỗn hợp, di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, di sản tư liệu thế giới.

Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 

Nhã nhạc Cung đình triều Nguyễn

khamphahue-nhanhaccungdinhhue-disanphivatthetruyenkhaucuanhanloai-1-1709135210.jpg
Nhã nhạc, có ý nghĩa "âm nhạc tao nhã", ra đời từ thế kỷ thứ XV đến giữa thế kỷ XX, là thể loại âm nhạc được trình diễn trong cung đình Việt Nam vào các cuộc tế, lễ gắn với các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hoặc những dịp đón tiếp chính thức.
khamphahue-nhanhaccungdinhhue-disanphivatthetruyenkhaucuanhanloai-1709135210.jpg
Đặc trưng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

trainghiemvanhoacongchiengtaynguyqunhungtamhinh2-1709188733.jpg
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...)
unnamed-1-1709188842.jpg
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu. Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách

Dân ca quan họ

dancaqh-1709189169.jpg
Đây là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Dân ca quan họ được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là "dòng sông quan họ".

Ca trù

ca-tru-1709538776.jpg
Ca trù là một nghệ thuật dân gian truyền thống của Việt Nam, đặc trưng bởi âm nhạc trữ tình và giọng hát tinh tế. Nghệ thuật ca trù phát triển từ thời kỳ phong kiến và trở thành một phần của văn hóa truyền thống Việt Nam. Ca trù thường được biểu diễn bởi một nhóm các nghệ sĩ, gồm một ca nữ (gọi là "đào"), một đàn đáy và các nhạc cụ như kèn đầu mùa, trống và phách.
ca-tru-la-gi-1-1-min-1709538776.jpg
Những nghệ sĩ ca trù sẽ trình diễn các bài hát với giai điệu nhẹ nhàng, chậm rãi và lời ca thường nhắc đến tình yêu, tình bạn, tình thân, tình yêu quê hương. Hiện nay, ca trù vẫn được duy trì và phát triển ở nhiều vùng miền của Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2009.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

ttxvn-hoigiong-1709538968.jpg
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).
anh-3-hoi-giong-soc-son-1709538968.jpg
Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hát xoan Phú Thọ

4-1709539109.jpg
Hát Xoan tên gốc là hát Xuân; là làn điệu dân ca ra đời sớm nhất, lâu đời nhất của những cư dân nông nghiệp làm lúa nước, được hát vào mùa xuân. Đây là loại hình văn hóa, văn nghệ xuất hiện trước cả thời kỳ Hùng Vương dựng nước.
hat-xoan3-1709539109.jpg
Đây là loại hình nghệ thuật dân gian nảy sinh từ lao động khi Vua Hùng thấy được ý nghĩa tác dụng hát Xuân đối với đời sống xã hội đã ban chiếu chỉ cho muôn dân cần lan truyền phổ cập rộng khắp các làng quê, tổ chức thành những phường hát để phục vụ lễ hội.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt

20161201214559-hau-dong-1709539472.jpg
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu, đây là việc tôn thờ nữ thần phải do người nữ thực hiện, tuyệt đối không là người nam, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, Thánh Mẫu, Thánh Cô, Mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất.
3-1709539472.jpg
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người.

Nghệ thuật Bài chòi ở Trung Bộ 

45fe3f64b47bded687574a5b396496aa20190130-162741-ds-baichoi-1709539838.jpg
Nghệ thuật Bài chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong cộng đồng làng xã. Các thành tố văn hóa nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, tập tục… trong Nghệ thuật Bài chòi được chuyển tải một cách giản dị, tự nhiên, tạo sức hấp dẫn với công chúng, trở thành sinh hoạt văn hóa thiết yếu và phổ biến khắp miền Trung.
baichoi-16-41-36-838-key-12122017101340-key-01062018164939-1709539838.jpg
Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Thực hành Then của người Tày - Nùng - Thái

1312t61-1709539993.jpg
Then được xem là loại hình văn nghệ dân gian, vừa là biểu hiện của tín ngưỡng dân gian. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc.
103458-then-22565206-1709540062.jpg
Theo các nhà nghiên cứu, một trong những điểm đặc sắc của Then là ngôn ngữ ẩn chứa chiều sâu văn hóa. Nội dung các khúc hát Then - một loại hình diễn xướng dân gian, tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật đều toát lên tư tưởng nhân văn sâu sắc, chứa đựng tình yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa, nghĩa vợ chồng, răn dạy đạo lý làm người, ca ngợi làng bản, quê hương...

Nghệ thuật xòe Thái

77b232c9079fcdc1948e-4095x2559-1709540306.jpeg
Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở khu vực Tây Bắc nước ta. Từ bao đời nay, Xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, văn nghệ của người dân. Ngày nay, Xòe Thái trở thành sợi dây kết nối cộng đồng và là "nguyên liệu" đặc hữu để các địa phương phát triển du lịch.
xoethai1-8315-1709540306.jpg
Ngày 15/12/2021, nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự ghi danh này thêm một lần nữa khẳng định thế giới đánh giá cao giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, của loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc nói riêng.

Gốm Bàu Trúc

9397af54bce5879dz4152446705323-618264dd3670392715da80735d1792df-min-1709541757.jpg
Làng Bàu Trúc, tiếng Chăm gọi là Palei Hamu Craok gồm hai khu phố là Bàu Trúc và khu phố 12 hiện có 1.286 hộ với 5.871 nhân khẩu gắn bó với nghề gốm truyền thống mẹ truyền con nối. Bàu Trúc là làng gốm duy nhất ở Việt Nam mà người thợ chỉ dùng bàn tay tài hoa của mình để cho ra đời những sản phẩm đất nung. Các nghệ nhân Làng gốm Bàu Trúc có thể làm hàng trăm loại sản phẩm gốm theo nhu cầu thị trường..
lang-gom-bau-truc-1-1709541847.jpg
Đây cũng là địa danh thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm và trải nghiệm nghệ thuật làm gốm thủ công.

Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế 
Mộc bản trường học Phúc Giang 
Hoàng hoa sứ trình đồ (Hành trình đi sứ Trung Hoa)
Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu Hà Tĩnh
Di sản tư liệu thế giới
Mộc bản triều Nguyễn
Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu
Quốc Tử Giám
Châu bản triều Nguyễn 

 

Ngân Trần (tổng hợp)