Có gì ở triển lãm gốm sứ Bát Tràng, Đông Hòa?

Bát Tràng và Đông Hòa là hai cái tên nổi tiếng trong làng gốm sứ Việt Nam. Khi tham quan triển lãm tại Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm vô cùng đẹp mắt cùng nét kiến trúc độc đáo của đền Quan Thánh Đế.
img-1347-compressed-1702050499.jpg
Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội (số 28 phố Hàng Buồm) thường được chọn là địa điểm diễn ra nhiều triển lãm về văn hóa, nghệ thuật.

Nhằm kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023), với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị nghề thủ công truyền thống, quảng bá văn hoá địa phương, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ nhân gốm Nguyễn Trường Sơn làng nghề gốm Bát Tràng, Hà Nội và nghệ nhân làng gốm Trường Thịnh, phường Hòa Vinh (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) tổ chức triển lãm gốm tại số 28 phố Hàng Buồm.

Nghề gốm truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và là một nét đẹp trong văn hóa của Việt Nam. Trên khắp dải đất hình chữ S có rất nhiều làng gốm nổi tiếng trong đó phải kể đến gốm Bát Tràng (Hà Nội) và gốm Đông Hòa (Phú Yên). Gốm ở mỗi nơi đều có nét đặc trưng riêng nhưng đều thể hiện văn hóa truyền thống Việt Nam.

img-1252-compressed-1702050813.jpg
Có rất nhiều du khách trong và ngoài nước tham gia triển lãm, thưởng thức nét đẹp gốm sứ của Việt Nam.
gom-2-1702050573.jpg
Không gian trưng bày thể hiện nét đẹp văn hóa xưa.
img-1273-compressed-1702050501.jpg
Du khách thích thú trải nghiệm đàn đá.

img-1265-compressed-1702050503.jpg

Không gian triển lãm được bày biện một cách tinh tế, tỉ mỉ.
gom-1702050573.jpg
Triển lãm trưng bày rất nhiều tác phẩm tinh xảo đòi hỏi sự tỉ mẩn, cần mẫn, chuyên nghiệp và yêu nghề của người thợ.
img-1287-compressed-1702050502.jpg
Những tác phẩm thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa sở tại của các làng gốm.
img-1266-compressed-1702050499.jpg
Ngoài chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm, sứ đặc trưng của Bát Tràng và Đông Hòa du khách chó thể tham quan không gian Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội.
img-1292-compressed-1702050501.jpg
Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội còn là đền thờ Quan Thánh Đế.

Theo thông tin ghi trên lời giới thiệu ở Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội (số 28 phố Hàng Buồm): "Nơi đây là đền thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công), một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc (Thế kỷ III sau Công Nguyên). Theo văn bia còn lại, công trình đã trải qua hai kỳ trùng tu lớn. Một tấm bia do người dân dựng năm 1875 ghi nhớ công lao của ông Vũ Xuân Phiên đã bỏ ra 1000 quan trợ giúp việc chi dùng, cất 2 gian đất phố để làm thêm một gian đến thành 3 gian lợp ngói.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Phúc, năm 1910, đền Quan Đế là nơi dạy chữ cho trẻ em của cộng đồng người Hoa. Trong thời kỳ Pháp thuộc cộng đồng người Hoa có đầu tư cải tạo và mở rộng công trình. Công trình do những người thợ Việt Nam thực hiện nên theo kiểu kiến trúc Việt Nam nhưng có nhiều yếu tố trang trí kiểu Trung Hoa."

img-1296-compressed-1702050500.jpg
Công trình kiến trúc được trạm khắc tỉ mỉ và vô cùng điêu luyện.

Cũng theo dòng giới thiệu ở Trung tâm Thông tin Di sản Phổ cổ Hà Nội: "Như các ngôi nhà truyền thống và các công trình di tích trong khu Phố cổ Hà Nội, công trình 28 Hàng Buồm nằm trên một dải đất và hẹp với các lớp nhà và sân. Phần Hậu cung là nơi thờ đức Thánh, không phải là nơi để chiêm ngưỡng và thường đóng kín.

Công trình hiện nay còn lưu giữ được nhiều mảng trang trí chạm khắc mẫu mực, có kết cấu bằng gỗ lim được chạm khắc tinh xảo và có các hệ thống chân tảng bằng đá. Kết cấu gỗ là yếu tố quan trọng trong kiến trúc truyền thống đồng bằng sông Hồng, thể hiện tài năng của các nghệ nhân Việt Nam.

Trên các thành phần kiến trúc đều được trang trí, chạm khắc kỹ lưỡng thể hiện tay nghề khéo léo của các phường thợ đương thời. Nhìn chung, các trung trí của đền Quan Đế tập trung vào các vấn đề tứ linh "Long, ly, quy, phương", ngoài ra còn có một số trang trí hình hoa lá và các con thú khác.

img-1308-compressed-1702050499.jpg
Công trình kiến trúc mang nhiều phong cách Việt Nam nhưng cũng có nhiều yếu tố trang trí kiểu Trung Hoa. Hiện triển lãm mở đến ngày 18/12, du khách có thể vừa chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm sứ tinh xảo cũng như tham quan công trình kiến trúc đền Quan Thanh Đế.
Bài và ảnh: Nhật Tân