Những ngôi chùa cổ trên 300 tuổi ở Việt Nam ít người biết

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa Phật giáo lâu đời. Ở Việt Nam, Phật giáo được du nhập cách nay gần 2.000 năm. Chính vì thế, các ngôi chùa cổ cũng được xây dựng, gắn với những nét kiến trúc văn hóa truyền thống lâu đời của Việt Nam từ bao đời qua.

Dưới đây là một trong những ngôi chùa cổ có tuổi đời từ 300 tuổi ở Việt Nam mà không phải ai cũng biết.

Chùa Dâu - Bắc Ninh

Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Theo các sử liệu, chùa được xây dựng từ năm 187 và hoàn thành vào năm 226. Đây được coi là ngôi chùa cổ xưa nhất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo tại Việt Nam.

toan-canh-chua-dau-bac-ninh-1707150832.jpg
Toàn cảnh chùa Dâu - Bắc Ninh.

Ngôi chùa còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự. Chùa Dâu là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lịch sử về văn hóa hết sức lớn lao và sâu sắc, bao gồm giá trị lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Năm 2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

chua-dau-phamthu244-1707150888.jpg
Bên trong ngôi chùa Dâu, ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.
5-1-1-1707151045.jpg
Trong tháp có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời.

Chùa Tây Phương - Hà Nội

Ngôi chùa nằm ở đỉnh đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách thập phương ghé tới hành hương, chùa Tây Phương nổi bật với những công trình kiến trúc cùng những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo.

Theo sử sách ghi chép lại, năm 1632, chùa Tây Phương Hà Nội được xây dựng với bố cục quy mô lớn bao gồm thượng điện 3 gian, hậu cung 20 gian. Vào khoảng thời gian từ năm 1657 đến 1682, Tây Đô Vương Trịnh Lạc đã cho phá chùa cũ, xây dựng lại chùa mới. Sau đó, năm 1794, chùa Tây Phương có một cuộc đại tu lớn hoàn toàn, rồi mang hình dáng và lối kiến trúc uy nghi, tráng lệ này cho đến tận ngày hôm nay.

go-and-share-chua-tay-phuong-2-830x1024-1706864192.jpg
thuong-thuc-loi-kien-truc-doc-dao-voi-chua-tay-phuong-ha-noi-03-1650211237-1706864003.jpg
Ngôi chùa được biết đến là ngôi chùa cổ đứng thứ hai tại Việt Nam (chỉ sau chùa Dâu Bắc Ninh). 

Ngôi chùa có kiến trúc tương đồng với chùa Kim Liên, nằm trên ngọn núi Câu Lậu thuộc huyện Thạch Thất Hà Nội. Năm 2014, chùa đã được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

befunky-collage-3-1-1706864429.jpg
Kiến trúc cổ kính của ngôi chùa Tây Phương hơn 200 tuổi.
thuong-thuc-loi-kien-truc-doc-dao-voi-chua-tay-phuong-ha-noi-05-1650211458-1706864278.jpg

Đến năm 2015, 34 pho tượng của chùa được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đó là bộ tượng vô cùng ấn tượng, đẹp và độc đáo bao gồm bộ Tây Phương Tam Thánh, Tuyết Sơn, Di Lặc, Thái Tử Vi Đà, Kim Cương và 18 pho tượng Tổ nổi tiếng trong bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của Huy Cận.

Chùa Thiên Mụ - Huế

Chùa Thiên Mụ à một ngôi chùa cổ kính, tiêu biểu và mang dấu ấn đặc biệt của vùng đất miền Trung và TP Huế.

chua-thien-mu-hue-2-1690873361-1707151351.jpg
chua-thien-mu-hue-1-1690872659-1707151386.jpg

Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn cả nước ngoài, nên hàng năm chùa đón rất nhiều các đoàn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan dâng lễ. Chùa nằm bên bờ sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê nên sở hữu cảnh trí rất đẹp, nên thơ.

chua-thien-mu-6-1624356117-1707151417.jpg

Chùa có lịch sử khởi dựng năm 1601 thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, đến nay qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ. Hiện chùa còn lưu giữ được một chiếc đại hồng chung đúc năm 1710, hiện được nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia. Chuông này là một pháp khí quan trọng được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) - nối đời thứ 30 dòng Thiền Tào Động, pháp danh Hưng Long, cho đúc để cúng dường đức Phật.

Chùa Keo Hành Thiện - Nam Định

Chùa Keo Hành Thiện cũng là một di tích Quốc gia đặc biệt ở Nam Định. Ngày nay, chùa còn giữ được tổng thể kiến trúc tương đối đồng nhất từ thế kỷ 17. Khuôn viên chùa được dựng trên một mặt bằng khá rộng, gồm nhiều hạng mục trải dài theo một trục như hai lớp Tam quan, gác chuông, Phật điện, Thánh điện nhà Tổ tạo thành dạng mặt bằng nội Công kép, ngoại Quốc.

kien-truc-viet-nam-chua-keo-hanh-thien-anh-02-1707151874.jpg
Chùa Keo Hành Thiện mang đậm nét kiến trúc Bắc bộ.

Chùa Keo Hành Thiện và chùa Keo Thái Bình là hai ngôi chùa gắn liền với việc thờ phụng Thiên sư, Quốc sư Dương Không Lộ, người có công cứu nước giúp dân, dạy dân nghề chài lưới, làm nông nghiệp, nghề đúc đồng, nghề làm thuốc.

kien-truc-viet-nam-chua-keo-hanh-thien-anh-04-1707151924.jpg
Bên trong khuôn viên của ngôi chùa cổ.

Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh

Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 17. Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là một trong số ít chùa còn giữ được tương đối nguyên vẹn cả kiến trúc cũng như hệ thống tượng và hiện vật từ thế kỷ 17.

chua-but-thap-1024x768-1707189884.jpg
Chùa Bút Tháp nhìn từ trên cao toát lên sự trang nghiêm, yên bình.

Đây là một trong ba ngôi chùa còn giữ được tòa Cửu phẩm liên hoa cổ. Ngoài ra, chùa còn giữ được pho tượng Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn từ thế kỷ 17, nay là một trong những bảo vật quốc gia. Có thể nói, chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất cả nước.

chua-but-thap-5-1707189988.jpg
 

chua-but-thap-3-1024x684-1707190065.jpg

Pho tượng phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay - cổ vật ở chùa Bút Tháp.

Chùa nằm ngay khu vực ven sông Đuống, quanh chùa có dòng sông uốn lượn quanh co là khung cảnh vô cùng nên thơ. Chùa còn có tên khác là Ninh Phúc tự và là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được vẻ đẹp sơ khai lúc ban đầu.

Chùa Giác Lâm - TP Hồ Chí Minh

Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiên Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát.

cong-chua-giac-lam-1-1707190361.jpg
Cổng chùa Giác Lâm 300 năm tuổi ở TP. Hồ Chí Minh.

Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm là một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư Tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.

chua-giac-lam-1-1707194609.jpg
Một góc của bảo tháp ở chùa Giác Lâm.

Chùa Giác Lâm còn có tên gọi khác là Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm. Ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn này tọa lạc ngay tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn. Chùa được xây dựng vào năm 1744 và đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia Việt Nam năm 1988.

chua-giac-lam-01-1707194684.jpg
Ngân Trần