Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Những công trình kiến trúc biểu tượng của Trung Quốc

Với nền văn hóa lâu đời, hơn 5.000 năm lịch sử, phong cách kiến ​​trúc truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa từ lâu đã hiện diện ở khắp các tỉnh thành của đất nước rộng lớn này. Cùng trải qua những thăng trầm của lịch sử, Trung Quốc vẫn bảo tồn và gìn giữ nhiều công trình cổ xưa. Cùng Vietnamtraveller theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các công trình kiến trúc mang tính biểu tượng nhé!

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là công trình kiến trúc được UNESCO công nhận đó là di sản của thế giới vào năm 1987,  là một công trình mang đậm dấu ấn của thời nhà Tần. Vấn đề tìm kiếm và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã giúp  nhân loại có  cái nhìn sâu sắc hơn về một triều đại thịnh vượng một thời trong lịch sử Trung Quốc. Cho đến ngày nay, người ta không dám khai quật hết lăng mộ vì sợ làm hỏng cấu trúc của nó.

Hàng ngàn tượng binh sĩ canh giữ ở bên ngoài khu lăng mộ. 

Diện tích: di sản 244 ha; Vùng bảo vệ 3425 ha

Thời gian xây dựng: 246 – 208 TCN

Đặc điểm thiết kế: Cấu trúc chung của lăng mộ Tần Thủy Hoàng giống hình kim tự tháp, phần đế là hình chữ nhật, với kích thước là mặt hướng nam bắc dài 350m, mặt hướng động tây sẽ rộng 345m và chiều cao của lăng sẽ là 76m.

Nơi yên nghỉ của Tần Thủy Hoàng được chia thành 2 phân khu lớn. Khu trung tâm là  cung điện và lăng mộ, được bao bọc bởi 2 lớp tường đất cao khoảng 10m và có 6 cổng ra vào. Diện tích ngoài là 213 ha. Được xây dựng với  nhiều tòa tháp. , cung điện, đền đài, nhà cửa... Kiến trúc này không khác gì kinh thành Hàm Dương thu nhỏ.

Bên ngoài lăng mộ. 

Quảng trường Thiên An Môn

Quảng trường Thiên An Môn là một công trình kiến ​​trúc mang vẻ đẹp cổ kính, nơi từng chứng kiến ​​những cuộc chiến tranh đẫm máu và là nhân chứng cho lịch sử hào hùng của  dân tộc Trung Hoa.

Một góc nhìn rộng lớn của quảng trường. 

Diện tích:  44 ha 

Thời gian xây dựng: Bắt đầu từ năm 1417

Đặc điểm thiết kế: Ban đầu, công trình không có cổng. Năm 1651,  một số hạng mục mới được sửa chữa, trong đó có việc xây thêm cổng. Trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Thiên An Môn đã tạo nên các khu vực hoàng cung. Năm 1949, công trình được sửa chữa và mở rộng thêm, phần kiến ​​trúc gần như được giữ nguyên cho đến ngày nay.

Thiên An Môn không chỉ nổi bật về quy mô, kiến ​​trúc mà còn có  tượng nữ thần Dân chủ  nhìn thẳng vào ảnh Mao Trạch Đông. Chính giữa quảng trường là Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và  lăng Mao Trạch Đông. 

Bức ảnh Mao Trạch Đông ở quảng trường. 

Di Hòa viên
Cung điện Mùa hè hay Di Hòa Viên nằm ở ngoại ô phía Tây Bắc, thủ đô Bắc Kinh. Kiến trúc lâm viên  còn được giữ hoàn chỉnh nhất cả về thiết kế và hiện vật trong “Tam Phủ Ngũ Phủ”.

Hồ Côn Minh 

Diện tích:  297 ha

Thời gian xây dựng: Hơn 800 năm trước.

Đặc điểm thiết kế: Di Hòa Viên được chia thành 3 khu vực: khu hành chính, khu cảnh quan và khu thư giãn. Khu hành chính là nơi để Từ Hi giải quyết việc triều chính và tiếp đón các đại thần. Hồ Côn Minh và Vạn Thọ Sơn là hai khuôn viên chiếm phần lớn diện tích ở Di Hòa viên. Khi đến đây bạn sẽ chứng kiến những kiến ​​trúc nguy nga, tráng lệ, sẽ tạo cảm giác mình đang trải nghiệm cuộc sống thực, xa hoa kiểu vua chúa.

Phong cảnh Di Hòa Viên đẹp tựa tranh vẽ.

Vạn Lý Trường Thành

Trong cuộc bầu chọn vào năm 2005, Vạn lý trường thành còn được công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thế giới mới. Khi nhắc đến Trung Quốc, mọi người sẽ nghĩ ngay đến cái tên Vạn Lý Trường Thành. Đây được xem là một trong các công trình vĩ đại mà không chỉ của riêng đất nước tỉ dân, mà còn chính là kiến trúc đáng để ngưỡng mỗ của nhân loại. 

 

Vạn Lý Trường Thành nhìn từ trên cao. 

Diện tích: Vạn lý trường thành ước tính dài 21.196.180m  ~ 21.196,18km (khoảng 21.000km).

Thời gian xây dựng: 5 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Thời nhà Tần năm 208 TCN
  • Giai đoạn 2: Thời nhà Hán thế kỷ I TCN
  • Giai đoạn 3: Thời nhà Tùy thế kỷ VII
  • Giai đoạn 4: Thời Nam Tống từ năm 1138 – 1198
  • Giai đoạn 5: Thời vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch nhà Minh từ năm 1368 – 1640.

Đặc điểm thiết kế: Theo dân gian, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bằng xương máu của những người thợ xây, nhưng nghiên cứu khoa học đã khẳng định,  vật liệu duy nhất để xây dựng nên công trình này chỉ là đất và đá. Do quy mô rộng lớn và  thời gian trôi qua, Vạn Lý Trường Thành không còn nguyên vẹn 100%. Phần mà mọi người  nhìn thấy và tham quan ngày nay được xây dựng bởi nhà Minh. Phần dưới của bức tường thời Tần và  Hán chỉ còn dấu tích

Từng bậc thang được xây rất công phu.

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là  cung điện có kiến ​​trúc lâu đời trên thế giới. Đây cũng là nơi chứng kiến ​​thời kỳ huy hoàng nhất của lịch sử phong kiến ​​Trung Quốc. Tử Cấm Thành không chỉ có giá trị lịch sử, nó còn là một kho báu vô giá của lịch sử Trung Quốc. Kiểu dáng, từng cung điện, từng cây cột đều được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo.

Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao.

Tên gọi: Tử Cấm Thành còn có một tên gọi là Cố Cung. Tử Cấm Thành ý chỉ nơi ở của “Con trời” tức Hoàng đế. Dân thường hoàn toàn bị cấm đến đây. 

Diện tích: Tổng diện tích Tử Cấm Thành ước chừng khoảng 72ha. Kích thước theo chiều Đông Tây là 753m, theo chiều Bắc Nam là 961m. Tường cao 10m, dài 3,4km.

Thời gian xây dựng: 14 năm, kể từ năm 1406 đến năm 1420.

Lối vào chính điện, nơi thượng triều của Hoàng Đế.

Tâm Nhi (t/h). Ảnh: Pinterest.