Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Nền kinh tế thay thế COVID-19 trở thành thách thức mới đối với sự phục hồi của ngành du lịch công vụ.

Trong khi phân khúc giải trí là phân khúc đầu tiên thực sự phục hồi sau cú sốc nặng nề mà ngành du lịch phải gánh chịu dưới sự ảnh hưởng của COVID-19, thì có vẻ như du lịch công vụ ( MICE ) lại đang phải đối mặt với những thách thức mới do ảnh hưởng bởi kinh tế.
du-lich-cong-vu-1671107121.jpgDu lịch công vụ đang chịu những thách thức mới do ảnh hưởng bởi nền kinh tế. Ảnh: vietnamtraveller.net.vn

Mặc dù du lịch công vụ ( hay du lịch công tác ) cũng đang dần phục hồi so với mức trước khi đại dịch diễn ra. Tuy nhiên, loại hình du lịch này ngày nay phải đối mặt với những trở ngại mới và khó khăn hơn để phục hồi hoàn toàn, chủ yếu do điều kiện kinh tế toàn cầu gây ra như BTN đã đưa tin.

Theo một cuộc khảo sát mới do Hiệp hội Du lịch Doanh nhân Toàn cầu (GBTA) thực hiện, tổ chức này đã thăm dò ý kiến ​​của một nhóm gồm 594 thành viên—bao gồm cả những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch ( hay nới ngắn hơn là người mua ) và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đã đưa ra nhận định rằng sự phục hồi của du lịch công vụ quốc tế đã đi được nửa chặng đường, nhưng giờ đây các mối lo ngại về khủng hoảng kinh tế đã thay thế cho COVID-19 dưới vai trò rào cản của phân khúc du lịch này.

Các nhà quản lý du lịch đã tham gia cuộc khảo sát do GBTA thực hiện từ ngày 20 đến 26 tháng 9, đã cung cấp thông tin rằng lượng khách đi công tác trong nước đã tăng trở lại 63% trong năm 2019, trong khi lượng khách đi công tác quốc tế đã đạt 50% so với mức của năm 2019.

Khoảng 1/4 số người sử dụng dịch vụ được thăm dò nói rằng du lịch quốc tế đã lấy lại được hơn 70% so với mức trước đại dịch. Phần lớn người mua thông tin rằng công ty của họ lại tiếp tục cho phép các chuyến công tác không thực sự cần thiết phải di chuyển, chính sách mà 86% số người được hỏi cho biết điều này hiện áp dụng cho các chuyến đi trong nước và 74%  người được hỏi cho biết các “ chuyến công tác không cần thiết” này áp dụng cho các chuyến đi quốc tế.

Giám đốc điều hành GBTA Suzanne Neufang cho biết: “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến ​​sự tiến bộ khi du lịch công vụ đang quay trở lại trở thành ngành công nghiệp toàn cầu trị giá 1,4 nghìn tỷ đô la trước đại dịch”. "Điều quan trọng là phải hiểu bối cảnh phục hồi của hoạt động đi công tác toàn cầu. Châu Á vẫn đang mở cửa biên giới, hoạt động đi công tác quốc tế nói chung chỉ mới bắt đầu tăng vào đầu năm nay trên toàn cầu và Hoa Kỳ mới chỉ cho phép đi lại không hạn chế kể từ tháng 6 ."

Khi bày tỏ kỳ vọng của họ cho năm tới, chỉ 4% các nhà cung cấp dịch vụ du lịch được khảo sát cho biết họ tin rằng COVID-19 sẽ là nguyên nhân có khả năng nhất dẫn đến việc giảm lượng đặt phòng khi đi công tác. Để so sánh, 80% nhà cung cấp cảm thấy rằng mối đe dọa lớn nhất đối với việc đặt chỗ là do ngân sách du lịch bị đóng băng hoặc giảm do lạm phát cao kỷ lục hoặc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Tuy nhiên, cả nhà cung cấp và người mua tại thời điểm này đều tin rằng việc đi công tác vào năm 2023 sẽ tốt hơn so với năm 2022. Gần 80% các nhà quản lý du lịch cho biết rằng nhân viên của họ sẽ đi công tác nhiều hơn vào năm tới so với năm trước và khoảng hai phần ba nghĩ rằng năm 2023 sẽ chứng kiến ​​cả du lịch trong và ngoài nước đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong số các nhà cung cấp, 80% dự đoán rằng chi tiêu du lịch của khách hàng doanh nghiệp của họ sẽ tăng vào năm tới và 85% dự đoán rằng lượng đặt phòng hàng năm sẽ tăng vào năm 2023.