Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Mùa hè ở Tây Hồ - Hàng Châu, vẻ đẹp tiên cảnh nơi trần thế

Tây Hồ là cảm hứng thi cảnh cho nhiều nhà thơ. Hồ nước ngọt này bốn mùa đều mang đến những vẻ đẹp riêng biệt làm lay động lòng người.

Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm ở phía tây thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Diện tích của hồ vào khoảng 6,3 km2, trong đó diện tích chứa nước lên đến 5,56 km2. 

Cảnh quan ở Tây Hồ rất đa dạng trong cả 4 mùa. Mỗi mùa có một màu sắc riêng, đem lại trải nghiệm không giống nhau, vậy nên có nhiều du khách khi đến thăm Tây Hồ đã quyết định quay trở lại để trải nghiệm cho đủ 4 mùa.

Hiện tại, Tây Hồ đang tắm mình trong không khí mùa hè, toàn bộ cảnh vật ở đây được phủ một màu xanh tươi mát, điểm xuyết màu hồng của hoa sen và màu vàng của lá dương liễu. Nước hồ trong thời điểm này cũng lên cao, thuận lợi cho du khách chụp hình lẫn ngắm cảnh.

97252eeba7e002be5bf175-1721721308.jpg
Tây Hồ đã được hình thành từ rất lâu, cho đến thời nhà Đường (giai đoạn năm 821 đến 826) khi nhà thơ Bạch Cư Dị được cử làm Thứ sử ông đã ra lệnh cho đắp một con đê cao hơn giúp Tây Hồ giữ được lượng nước ngọt, tránh tình trạng khô hạn. Nhiều sáng tác của Bạch Cư Dị sau đó gắn với Tây Hồ và cảnh đẹp "phong tình cổ lục" nơi đây.
29f1a52d2c268978d03771-1721721309.jpg
Tây Hồ hiện tại được chia làm 3 phần, ngăn bởi 3 con đê là đê Tô, đê Bạch, đê Dương Công. Ngoài khu vực hồ chính còn có các vùng hồ nhỏ lân cận như Ngoại Tây Hồ, Lý Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ.
ecbc5b6ed265773b2e7476-1721721309.jpg
Khuôn viên xung quanh hồ không chỉ có cảnh vật, cây cối mà còn có nhiều thiền viện, chùa, am mang giá trị lịch sử lâu đời. Cảnh vật lẫn kiến trúc ở bên trong rất cổ kính, yên tĩnh, mang màu sắc tươi mát nhưng trầm mặc.
59dd7007f90c5c52051d74-1721721309.jpg
Do bị ngăn bởi đê và nhiều khu vực ngắm cảnh nên cầu kiều, cầu gỗ, cầu chéo là "đặc sản" phục vụ cho nhu cầu tham quan của du khách.
8eef0b21822a27747e3b80-1721721307.jpg
Đáng chú ý trong khu vực Tây Hồ còn có một ngọn đồi thấp tên Cô Sơn (ngọn núi cô đơn), từ trên đồi có thể phóng tầm mắt quan sát được cả thành phố và một phần của Tây Hồ. Thấy rõ hai thái cực một bên yên bình và một bên nhộn nhịp cùng tồn tại.
a2ab2071a97a0c24556b66-1721721308.jpg
Cạnh Cô Sơn còn có 3 đảo hồ nhỏ là Tâm Đình, Tiểu Doanh Châu và Nguyễn Công Đôn. Xung quanh đây hoa sen nở hương thơm ngát, màu xanh thẫm pha chút hồng thắm càng làm cảnh vật mùa hè Tây Hồ trở nên sinh động.
57b6af782673832dda6281-1721721308.jpg
Giữa các đảo hồ kết nối bằng hành lang dài, dịch vụ di chuyển bằng thuyền cũng phát triển nhằm đưa khách qua lại giữa các điểm không tốn sức.
10d9820e0b05ae5bf71479-1721721308.jpg
Cảnh "non nước" rất hữu tình ở Tây Hồ, không chỉ có hồ mà cảnh vật xung quanh đây cũng xinh đẹp, xanh tươi không kém.
099d5140d84b7d15245a73-1721721306.jpg
Hiện tại, Tây Hồ vẫn nổi danh bởi "thập đại mỹ cảnh" được chính Hoàng đế Càn Long viết theo kiểu thư pháp bao gồm: Tô đê xuân hiểu (mùa xuân trên đê Tô), Liễu lãng văn oanh (chim oanh hót trong bụi liễu), Hoa cảng quan ngư (xem cá ở ao), Khúc viện phong hà (hương sen thổi nhẹ trên sông), Nam Bình vãn chung (chuông chiều núi Nam Bình), Bình hồ thu nguyệt (trăng mùa thu yên bình trên mặt hồ), Lôi Phong tịch chiếu (tháp Lôi Phong trong ánh chiều), Tam đàn ấn nguyệt (ba đầm nước phản chiếu ánh trăng), Đoạn kiều tàn tuyết (cầu gãy tuyết vương), Song phong sáp vân (mây đâm vào 2 ngọn núi).
dc52b3973a9c9fc2c68d82-1721721307.jpg
Tây Hồ và chùa Linh Ẩn trong màn sương chiều, cảnh vật phủ đầy rêu xanh, lá thẫm càng trở nên tĩnh mịch yên ắng.
a26cf176797ddc23856c83-1721721307.jpg
Tháp Lôi Phong trong thập mỹ cảnh, nơi 'check-in' nhất định phải đến nếu tới tham quan Tây Hồ.
f6c896001f0bba55e31a78-1721721306.jpg
'Khúc viện phong hà', nơi được xem là tiên cảnh của tiên cảnh. Trước đây, địa danh này từ thời Tống vốn là một xưởng sản xuất rượu, hơi men tỏa ra cùng hương sen thơm ngát làm lay động không biết bao tâm hồn. Người đến viếng thăm say cảnh, say men cay, say luôn cả hương hoa bên hồ. Sâm cầm cũng là một đặc sản ở địa danh này.
1b0a88c901c2a49cfdd377-1721721305.jpg
Ngoài cầu, cửa tròn hay "nguyệt môn" cũng thướng thấy khi đi tham quan Tây Hồ, chủ yếu ở các kiến trúc hành lang, thiền viện, quán đạo, thư viện...
622df034783fdd61842e84-1721721305.jpg
Cửa nguyệt môn tròn mang ý nghĩa phong thủy độc đáo trong quan niệm văn hóa xưa của Trung Quốc, tham chiếu đến cái hoàn hảo, viên mãn. Với một cảnh sắc mang tính biểu tượng văn hóa như Tây Hồ điều này hoàn toàn dễ hiểu.
1f0935d2bcd9198740c867-1721721305.jpg
Mùa hè ở Tây Hồ không thể thiếu sen, phố Bắc Sơn kéo dài là một trong những địa điểm sen nở rộ, nhiều và tươi tắn nhất.
b902abdf22d4878adec570-1721721305.jpg
Sen được trồng khắp nơi ở Tây Hồ, điều này giúp mang lại vẻ đẹp độc bản theo mùa mà ít nơi có.
8bc5ef186613c34d9a0269-1721721305.jpg
Quan hồ đình, nơi du khách thỏa thích chụp toàn cảnh Tây Hồ và đầm sen.
24a0037b8a702f2e766164-1721721305.jpg
Hay những góc nhỏ vắng người, yên tĩnh cũng là lựa chọn không tồi. Cảnh Tây Hồ chỉ cần giơ thiết bị lên hầu như sẽ có ngay một bức ảnh đẹp.
598d7caff5a450fa09b565-1721721304.jpg
Một số nơi trong khu vực đầm cũng phục vụ trà sen cho du khách.
4ab7b96c30679539cc7668-1721721304.jpg
Ngoài Bạch Cư Dị, nhà thơ thời Tống Tô Đông Pha và thời Thanh Trương Đại cũng "phải lòng"  sen Tây Hồ.
46864324ca2f6f71363e72-1721721304.jpg
Cảnh chiều tàn - cánh chim nhạn nhìn về tháp chùa Linh Ẩn.

 

Uy Danh - Ảnh: Ung Kỳ Chi