Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Làng tranh dân gian Đông Hồ gần 500 năm tuổi có gì độc đáo?

Có dịp đến Bắc Ninh, du khách sẽ được các nghệ nhân giới thiệu về làng tranh Đông Hồ qua đôi câu ca: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về làng Mái với anh thì về/ Làng Mái có lịch có lề/ Có sông tắm mát có nghề làm tranh”.

Nằm nép mình bên bờ sông Đuống, thuộc Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 35km. Từ lâu, Làng tranh Đông Hồ đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Hiện nay, nơi đây vẫn còn giữ được nhiều nét thuần Việt của làng quê Bắc Bộ. Ở bất kỳ nơi nào trong làng tranh Đông Hồ ta cũng có thể dễ dàng thấy được dấu ấn của nghề làm tranh.

dam-cuoi-chuot-1691742653.jpg
Tranh đông hồ “Đám cưới chuột” thể hiện ngụ ý sâu xa, nhắc nhở con người phải nên sống cho phải đạo, biết đối nhân xử thế, sống nhân hậu, nhân văn nhưng vẫn kiên cường, bất khuất. Ảnh: Tỉnh Bắc Ninh.

Đi đến làng tranh Đông Hồ thế nào?

Để di chuyển đến làng tranh Đông Hồ, du khách có thể đi theo tuyến Quốc lộ 38, qua cầu Hồ rẽ phải theo đường Thiên Đức, sau đó đi tiếp khoảng 2km nữa sẽ tới. Du khách có thể lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp với lịch trình:

Đi bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô,...). Đi theo đường 5 (Quốc lộ 5) đến gần ngã tư Phú Thị thì rẽ trái vào Quốc lộ 18B. Sau đó đi thẳng qua Phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu rồi rẽ trái xuống đường đê, tiếp tục rẽ phải đi thêm khoảng 3km sẽ tới làng tranh Đông Hồ. Hoặc từ chợ Dâu đi thẳng đến thị trấn Hồ, rẽ trái vào Quốc lộ 38, đến gần cầu Hồ rẽ trái theo đường Thiên Đức, đi thẳng khoảng 2km sẽ tới làng tranh dân gian Đông Hồ. 

tranh-dong-ho-vinh-hoa-phu-quy-1691743351.jpeg
Tranh đông hồ “Vinh hoa phú quý” mang nhiều ý nghĩa tốt lành, là sự cầu mong gia đình được đầy đủ vinh hoa phú quý, con đàn cháu đống, hạnh phúc viên mãn.

Đi bằng xe buýt tuyến 204 (Hà Nội - Thuận Thành, Bắc Ninh): Lộ trình tuyến xe bắt đầu từ Điểm trung chuyển Long Biên - Nguyễn Văn Long - Quốc lộ 5 - Ngã tư Phú Thị - Phố Sủi - Chùa Keo - Đức Hiệp - Thanh Hoài - Tám Á - Thị trấn Hồ (Thuận Thành). Từ thị trấn Hồ, du khách đi xe ôm vài km sẽ tới làng tranh Đông Hồ. 

Làng tranh Đông Hồ có tự bao giờ?

Xuất phát từ thế kỷ XVII tại làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đến nay, nghề làm tranh tại đây đã có tuổi đời gần 500 năm. Theo ghi chép của lịch sử, khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dòng họ, tất cả các dòng họ này đều làm tranh. Trải qua thăng trầm của lịch sử, hiện làng Đông Hồ còn 2 gia đình theo nghề làm tranh là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam. 

tranh-dong-ho-dan-lon-am-duong-1691743431.jpeg
Tranh đông hồ “Đàn lợn âm dương” với hình ảnh con heo là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở và mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tranh dân gian đông hồ có gì đặc biệt?

+Tranh Đông Hồ đặc sắc nhất ở chất liệu làm tranh:

Những đề tài xuất hiện trong tranh thường là các hình ảnh làng quê quen thuộc, cuộc sống thường nhật bình dị, của người Việt. Điều làm nên nét đặc sắc độc đáo của tranh Đông Hồ chính là chất liệu làm tranh, được chế biến thủ công từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên: Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc…Sau đó, người dân đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau  từ việc trộn lẫn các màu. 

tranh-dong-ho-su-dung-mau-sac-tu-nhung-nguyen-lieu-tu-nhien-1691743778.jpg
Tranh Đông Hồ sử dụng màu sắc từ những nguyên liệu tự nhiên, Ảnh: Sưu tầm

Những bức tranh đặc sắc được in trên giấy dó. Đây là loại giấy được gia công thủ công từ cây dó mọc trên rừng. Nền giấy thường được quét một lớp nhựa thông hoặc lớp hồ pha ít bột từ vỏ sò điệp để tạo màu sáng lấp lánh. Vì vậy, giấy dó còn được gọi là giấy điệp. 

+Tranh Đông Hồ đòi hỏi sự tỉ mỉ cao

Mỗi công đoạn làm tranh, người nghệ nhân phải rất công phu, tỉ mỉ, cẩn thận từng giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quết điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ thế, dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh từng hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân, những hình ảnh của cuộc sống thường ngày ... như “bừng” sáng trên giấy dó.

tranh-dong-ho-su-dung-mau-sac-tu-nhung-nguyen-lieu-tu-nhien-1691744027.jpg
Tranh Đông Hồ sử dụng màu sắc từ những nguyên liệu tự nhiên, Ảnh: Sưu tầm

Để làm nên những bức tranh sinh động, người thợ cần có ván in. Ván khắc in tranh gồm 2 loại: ván in màu và ván in nét. 

Ván in nét thường được làm từ gỗ thừng mực hoặc gỗ thị. Dụng cụ khắc ván in là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve được làm từ thép cứng. 

Ván in màu làm từ gỗ mỡ vì có khả năng giữ màu cao hơn

Công đoạn làm tranh dân gian Đông Hồ gồm các bước như sau:

Bước 1 - Chuẩn bị giấy Dó: Sau khi hái từ rừng về, người thợ sẽ giã nhỏ, rây thành bột mịn và chế biến thành giấy Dó.

Bước 2 - In tranh: Người thợ in màu lên tranh để tạo hình thù. Thông thường, một bức tranh cần có 5 bản khắc, in trong 5 lần.

Bước 3 - Phơi tranh: Sau khi in xong, tranh cần phơi khô để không bị lem và bền màu.

Đến làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh nên làm gì?

Nếu có dịp ghé thăm Bắc Ninh, du khách nhất định phải ghé làng tranh Đông Hồ để cảm nhận trọn vẹn những thăng trầm thời gian ghi tạc hình dáng. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, góp phần làm chuyến du lịch làng tranh Đông Hồ thêm hấp dẫn và đáng nhớ. Một số hoạt động mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến với làng tranh Đông Hồ gồm:

Làng tranh Đông Hồ là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội nổi tiếng.

+Check-in làng nghề làm tranh Đông Hồ"

kham-pha-net-dep-lang-tranh-dong-ho-bac-ninh-1691745482.jpg
Làng tranh Đông Hồ có nhiều trải nghiệm thú vị và độc đáo, Ảnh: Sưu tầm

Tranh làng Hồ chân thực mà sinh động, thể hiện một thông điệp ý nghĩa. Ghé thăm nơi đây, bạn có thể check-in cùng những bức tranh độc đáo do chính tay người làng Hồ tạo nên. 

Học cách làm tranh theo hướng dẫn của họa sĩ Đông Hồ:

anh-2-2-7736-1-1691745583.jpg
Du khách có thể tự tay tạo ra tranh Đông Hồ dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân, Ảnh: Internet

Không chỉ chiêm ngưỡng tranh Đông Hồ, du khách còn có thể trực tiếp tham gia quy trình làm tranh để hiểu hơn về nét độc đáo của nghề truyền thống này. Thông qua hướng dẫn của các nghệ nhân tại làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một bức tranh sinh động, đẹp mắt.