“Tiếng Trung có thể được nghe thấy ở khắp mọi nơi”
Theo dữ liệu chính phủ Trung Quốc cho biết, dịp lễ 1/5 năm nay, đã có 6,265 triệu lượt người xuất nhập cảnh, bình quân 1,253 triệu lượt người/ngày, tăng khoảng 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với việc liên tục nới lỏng các chính sách xuất nhập cảnh và tăng các chuyến bay quốc tế, sự phục hồi của thị trường du lịch nước ngoài của Trung Quốc đang tăng tốc. Dịp nghỉ lễ 1/5 năm nay, các địa điểm được người dân Trung Quốc yêu thích vẫn là Hồng Kông, Trung Quốc, Ma Cao, Thái Lan, Singapore và các điểm đến Đông Nam Á khác được khách du lịch yêu thích nhất về các tuyến đi nước ngoài và đặt phòng khách sạn quốc tế.
"Đi bộ trên đường phố Bangkok, bạn có thể nghe thấy tiếng Trung Quốc ở khắp mọi nơi bên tai." Phương tiện truyền thông Thái Lan The Thaiger đưa tin. Chanaphan, phó chủ tịch Hiệp hội Liên minh Du lịch Thái Lan-Trung Quốc, cho biết rằng số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Thái Lan mỗi ngày hiện là khoảng 10.000 người, đã trở lại mức 1/3 so với trước khi có dịch.
Không chỉ Đông Nam Á, các điểm du lịch trên khắp thế giới đang cảm nhận được làn sóng du khách Trung Quốc quay trở lại như Ai Cập, New Zealand…
Nhu cầu rất khác so với trước dịch
"Tôi chú ý nhiều hơn đến nhu cầu cá nhân, chú ý nhiều hơn đến 'bản địa hóa' và 'trải nghiệm' của các điểm du lịch, đồng thời chú ý nhiều hơn đến việc quảng bá các điểm đến thích hợp và trải nghiệm mới." Cô Triệu, người đã đến Úc du lịch vào dịp lễ năm nay trả lời truyền thông rằng sau ba năm xảy ra dịch bệnh, nhu cầu du lịch nước ngoài của cô đã có nhiều thay đổi.
Thói quen của du khách trẻ Trung Quốc đang có nhiều thay đổi, họ có xu hướng tìm hiểu các điểm đến, trao đổi thông tin qua mạng xã hội và "check in" các cửa hàng đặc sản và đồ ăn nổi tiếng trên mạng. Các chuyên gia ngành du lịch Nhật Bản cho rằng du khách Trung Quốc đang có xu hướng đến những điểm du lịch "không nổi tiếng", lấy Tokyo làm ví dụ, các quán cà phê ở Shimokitazawa, Jiyugaoka và những nơi khác rất phổ biến đối với du khách trẻ Trung Quốc. Mô hình tiêu dùng của du khách Trung Quốc cũng chuyển từ “mua sắm” sang “trải nghiệm”, khách sạn cao cấp, các hoạt động trải nghiệm một ngày, chăm sóc sắc đẹp, khám sức khỏe và các loại hình du lịch khác đều được đưa vào danh sách du lịch của du khách Trung Quốc.
Làm thế nào để ngành du lịch phục hồi hoàn toàn?
Mặc dù có dấu hiệu tăng trưởng tích cực, nhưng để trở lại như thời điểm trước dịch vẫn là một chặng đường dài. Trước hết, nhiều du khách phản ánh rằng giá vé máy bay cho các tuyến đi nước ngoài đang ở mức cao. Theo báo cáo dữ liệu từ Ctrip, giá vé máy bay một chiều xuyên biên giới đã bao gồm thuế trong kỳ nghỉ 1/5 trung bình là 2.104 nhân dân tệ, tăng 34% so với năm 2019. Giám đốc điều hành của AirAsia Thái Lan nói với Bangkok Post rằng so với trước khi dịch bệnh xảy ra, giá vé máy bay trung bình của các tuyến Thái Lan mở cửa trở lại Trung Quốc đã tăng 50%.
Thứ hai, các cơ quan du lịch nước ngoài chưa thực sự nhận ra sự "hồi máu đầy đủ" của du lịch nước ngoài của Trung Quốc. Nguyên nhân bởi chi phí xuất cảnh, giá cả hiện nay đã tăng so với trước dịch do lạm phát. Năm 2019, mức chi phí du khách Trung Quốc cần chi trả tối thiểu khi tới New Zealand vào khoảng 15.000 đô la New Zealand, nhưng hiện nay với những dịch vụ tương tự mức chi phí phải trà là 25.000 đô la New Zealand.
Trương Hồng Phương, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Feiyou Technology Co., Ltd. thông tin thêm, trước hết, thời gian chờ đợi để được cấp thị thực quá lâu. Ở một số nơi, việc phải xếp hàng hơn 1-2 tháng để được xét duyệt visa là chuyện bình thường. Và sau đại dịch, khả năng phục vụ của một số ngành du lịch vẫn đang được xây dựng lại. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, một số lượng lớn các công ty du lịch và lữ hành gặp phải khó khăn khiến họ phải sa thải lượng lớn nhân công, vì vậy cũng cần thời gian để xây dựng lại.
Ông Trương Hồng Phương tin rằng khi các hạn chế về thị thực dần được nới lỏng, công suất chuyến bay tiếp tục phục hồi và khả năng đảm bảo dịch vụ của ngành du lịch trở lại, ngành du lịch sẽ dần phục hồi.