Độc đáo triển lãm gốm thủ công Peru mang tên "Bò tót Pucará"

Từ ngày 19/9 đến 24/9, tại Trung Tâm Văn hoá và Nghệ Thuật (22 Hàng Buồm), Đại sứ quán Peru đã tổ chức triển lãm gốm thủ công Peru mang tên "Bò tót Pucará".
dai-su-quan-peru-s-1695134762.jpg
Sự kiện triển lãm tượng gốm thủ công Peru. Ảnh: BTC

Sự kiện do Đại sứ quán Peru tổ chức nhân dịp kỷ niệm 29 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Peru. Triển lãm gồm 18 tác phẩm gốm nghệ thuật thủ công, được chế tác bởi 10 hiệp hội nghệ nhân đến từ thị trấn Pucará, thuộc tỉnh Lampa, vùng Puno (phía nam Peru). Các tác phẩm mang thiết kế và trang trí độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao, phản ánh khả năng sáng tạo và tay nghề tài hoa của các nghệ nhân nghề gốm Peru.

Các tác phẩm được trưng bày lần này này nằm trong dự án quảng bá văn hóa mang tên "Bò tót Pucará vòng quanh thế giới - vị sứ giả của cao nguyên Peru” do Bộ Ngoại Giao Peru khởi xướng.

dai-su-quan-peru-1695134762.jpg
Nhiiều du khách hào hứng tìm hiểu các câu chuyện về tượng bò tót Pucará - Ảnh: BTC

Từ tháng 11/2022, Bộ sưu tập tượng bò tót Pucará này đã đi qua 4 quốc gia châu Á, trong đó có Thái Lan, Indonesia và sau khi dừng chân tại Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình của mình tới Ấn Độ và Hàn Quốc.

Triển lãm lần này, hai hoạ sĩ Lê Huy và hoạ sĩ Trần Anh Tuấn đã cùng đồng hành và đóng góp cho dự án mang đến cho công chúng thủ đô cơ hội chiêm ngưỡng các tác phẩm tượng bò tót Pucara được chế tác và áp dụng kỹ thuật đặc trưng của hội hoạ truyền thống Việt Nam.

dai-su-quan-peru-1695134761.jpg
Những tác phẩm đến từ Hiệp hội Nghệ nhân gốm đổi mới vùng Pucará - Ảnh: Lê Huy

Họa sĩ Lê Huy, giảng viên Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, chia sẻ: "Chúng mình đã thể hiện chất liệu sơn mài truyền thống Việt Nam trên những chú bò tót Pucara gốm thủ công Peru. Qua những hoa văn cách điệu chuyển thể từ đồ án mây hoá rồng trên thềm đá Điện Kính Thiên- Hoàng Thành Thăng Long, hoạ tiết trên trống đồng Đông Sơn và hình tượng hoa sen trong mỹ thuật cổ, chúng mình muốn giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam và gửi gắm tinh thần chung của 2 nền văn hoá giàu truyền thống, yêu hoà bình, thân thiện, cởi mở, gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống".

Những linh vật bò tót là một yếu tố quan trọng trong các lễ hội truyền thống của người dân Peru. Những chú bò tót được đeo đầy phụ kiện và tô điểm màu sắc sặc sỡ vào các dịp lễ hội năm xưa đã tạo nguồn cảm hứng cho các tác phẩm tượng bò được duy trì và chế tác.

Những bức tượng này được người dân Peru đặt trên nóc nhà hoặc trang trí trong phòng như một linh vật may mắn, mang lại sự an toàn, hạnh phúc và sức khoẻ sinh sản cho dân làng.

Một số hình ảnh trong ngày đầu triển lãm: 

dai-su-quan-peru-b-1695134762.jpg
Không gian của triển lãm - Ảnh: BTC
dai-su-quan-peru-1695134908.jpg
Đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng các tác phẩm trong triển lãm - Ảnh: BTC
dai-su-quan-peru-1695135096.jpg
Những chú bò tót gốm Thủ công truyền thống Peru đa dạng và sinh động - Ảnh: Lê Huy
dai-su-quan-peru-4-1695134939.jpg
Theo họa sĩ Lê Huy một chi tiết đặc biệt thú vị của tác phẩm là những dải hoa văn mây Việt Nam được tạo nên bởi những đường xoắn ốc khá tương đồng với những hình xoắn ốc đặc trưng ở các công trình cổ đại Peru - Ảnh: Lê Huy
dai-su-quan-peru-1695135119.jpg
Chú bò tót với hoa văn trống đồng - Ảnh: Lê Huy
dai-su-quan-peru-3-1695134761.jpg
Một sản phẩm bò tót đến từ vùng Pucará - Ảnh: Lê Huy
dai-su-quan-peru-1695135200.jpg
Một sản phẩm bò tót đến từ vùng Pukara - Ảnh: Lê Huy

 

L.D - Tổng hợp