Chương trình nghệ thuật “Dưới Ngọn Cờ” - Sân chơi dành riêng cho thanh thiếu niên Việt Nam

Sau hơn nhiều năm miệt mài nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi bộ môn Marching art, đơn vị VietNam Marching Band đã chính thức ra mắt dự án chương trình nghệ thuật “Dưới Ngọn Cờ” với mục tiêu giáo dục âm nhạc cộng đồng cho thanh thiếu niên Việt Nam.

Nhằm thúc đẩy phong trào giáo dục âm nhạc cộng đồng trống - kèn - color guard,... đối với học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên Việt Nam. Mới đây, ba đơn vị gồm VietNam Marching Band, nhạc sĩ Cao Bá Hưng và đoàn Nghệ thuật Dân tộc hiện đại Ngọc Trai Việt đã cùng hợp tác tổ chức buổi lễ công bố dự án VietNam Marching Art với mong muốn được quảng bá và phát triển bộ môn nghệ thuật Marching tại Việt Nam.

img-6141-1719806059.JPG
Mở đầu cho dự án chương trình nghệ thuật “Dưới ngọn cờ” dành cho thanh thiếu niên.

Mở đầu cho dự án chương trình nghệ thuật “Dưới ngọn cờ” dành cho thanh thiếu niên sẽ diễn ra vào ngày 29/8, tại Nhà thi đấu Nguyễn Du (Quận 1, TP.HCM). Đồng thời, đây cũng là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Theo đó, sự kiện sẽ tái hiện lại câu chuyện về những anh hùng thanh thiếu niên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, gắn với ngọn cờ theo 3 chương gồm:

Chương 1 - Diễn tích “Cờ lau tập trận” của Đinh Bộ Lĩnh (sau là vua Đinh Tiên Hoàng) và Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Trần Quốc Toản; chương 2 - Nữ Anh hùng Võ Thị Sáu cùng Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng; chương 3 - niềm tự hào về những thanh thiếu niên hiện đại, mang lá cờ Việt Nam tung bay khắp thế giới.

Phát biểu tại lễ công bố dự án, ông Lê Việt, Tổng đạo diễn sự kiện VietNam Marching Art cho biết: “Tôi không làm một vở kịch hay tác phẩm lịch sử mà là một chương trình biểu diễn nghệ thuật. Chương trình sẽ có sự kết hợp giữa trống, kèn vốn quen thuộc trong đội nghi thức của trường tiểu học, THCS, THPT, song song đó là múa cờ, múa gậy, âm nhạc. Dự kiến dự án sẽ quy tụ hơn 200 nhạc công, hơn 50 vũ công cùng các nghệ sĩ khách mời được giới trẻ yêu thích. Đặc biệt, các đội trống kèn của các trường học cũng sẽ tham gia biểu diễn lần này”.

1719759714-z5588830893759-e362b7cd8c1cc0569ce8fd7482f05819-1719805804.jpg
Ông Lê Việt, Tổng đạo diễn sự kiện VietNam Marching Art phát biểu tại lễ công bố dự án.

Nhạc sĩ Cao Bá Hưng, Giám đốc sản xuất âm nhạc với tư duy và hiện đại cũng bày tỏ mong muốn sử dụng bộ môn Marching để tái hiện lại câu chuyện lịch sử-văn hóa bằng chính nhạc cụ của người Việt, đồng thời lồng ghép thêm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc giúp người trẻ hiểu hơn bộ môn mới này. 

NSƯT Kim Tuyến, nghệ sĩ múa Hoàng Yến, ca sĩ Phương Mỹ Chi, nhạc trưởng Dustin Tiêu, bà Trương Ngọc Minh Đăng - nhà sáng lập dự án Cùng con đi khắp thế gian, đảm nhận vai trò đại sứ hình ảnh. 

1719759714-at-00489-1719805804.jpg
NSƯT Kim Tuyến làm đại sứ dự án "Vietnam Marching Art".

Ca sĩ Phương Mỹ Chi cho biết cô từng đưa Marching Band (ban nhạc diễu hành) vào các sản phẩm âm nhạc cũng như biểu diễn của mình. Cụ thể, nữ ca sĩ từng mời đội trống kèn của Trường THCS Võ Thành Trang kết hợp trong ca khúc những Ngôi sao xa xôi bởi cô cảm thấy tiếng trống kèn giúp ca khúc thêm phần hào hùng, và trong tương lai cô vẫn sẽ tiếp tục đưa Marching band vào các màn biểu diễn của mình.

1719759714-chi-1719805826.jpg
Phương Mỹ Chi làm đại sứ dự án "Vietnam Marching Art".

Dự án VietNam Marching Art không đơn thuần là đem đến những giá trị nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng và là đại diện cho sự đoàn kết, thống nhất, kỷ luật trong cộng đồng. Với những tên tuổi uy tín, đơn vị tổ chức chuyên nghiệp và những nhân vật chuyên môn năm giữ vai trò quan trọng trong dự án, BTC tin rằng những mong muốn về những giá trị nhân văn mà dự án muốn mang lại sẽ lan tỏa thành công.

Vietnam Marching Art phi lợi nhuận, nhằm giới thiệu đến khán giả những màn trình diễn mới mẻ, độc đáo bởi sự kết hợp giữa nhiều loại hình và nhạc cụ Marching Band trên thế giới cùng với chất liệu âm nhạc, vũ đạo, câu chuyện mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam. Riêng Marching Band (ban nhạc diễu hành) là một bộ môn nghệ thuật lâu đời với lịch sử hàng trăm năm trên thế giới, mới xuất hiện và phát triển ở Việt Nam vào những năm gần đây.

 

Bài: Thảo Trâm - Ảnh: BTC